- Nhiếp ảnh gia Mỹ xuất bản sách về nghi lễ Hầu đồng
- Cận cảnh cô đồng dưới ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ
- Tái hiện không gian cung đình Huế tại Hà Nội
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là tín ngưỡng thờ cúng người mẹ có từ trong tâm thức của người dân từ xa xưa như mẹ Rừng, mẹ Nước, Mẹ Trời có chức năng che chở, bao bọc cho người con. Các bà mẹ trên dần dần được ghép cho các huyền thoại, sự tích để rồi các “mẹ” trở thành Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Thiên, người ta dành cho mỗi bà một phủ, một tòa riêng. Tam tòa ở đây có thể hiểu theo ba cõi Trời, Non, Nước. Vì thế xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ – Tam tòa Thánh Mẫu.
Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa Việt Nam đã thờ thêm một “Mẫu” mang tính phổ biến đó là Mẫu Liễu Hạnh – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên (vì bà là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế) và có lúc là Mẫu Địa.
Một bà đồng tại đền Tam Phủ, Hà Nội. Ảnh: Tewfic El-Sawy
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Hiện nay, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương phía Bắc, Bắc Trung Bộ Bộ, TP.HCM…
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được thực hành ở nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam. Ảnh: Tewfic El-Sawy
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ kết hợp phong phú các yếu tố âm nhạc, trang phục, diễn xướng, hát chầu văn… được thể hiện trong nghi thức hầu đồng và trong các lễ hội. Lễ hội Phủ Giầy, Nam Định được tổ chức hàng năm được coi là một trong những lễ hội quy mô nhất tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam.
Tại phiên họp, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được đánh giá cao nhờ đáp ứng những tiêu chí như: Được trao truyền lại từ thế kỷ thứ 16 và được thực hành từ đó đến nay. Hiện tại, Việt Nam đã và đang có những các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản, cộng đồng cùng liên kết thực hành di sản… Di sản từng được đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.
Với việc vinh danh Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Việt Nam có 11 di sản được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.