Đã ai ăn hết các loại quà Hà Nội?

Đã ai ăn hết các loại quà Hà Nội?

ANTD.VN - Khi người dân từ các nơi về Thăng Long - Hà Nội sinh sống, họ đã mang theo các món quà của quê hương họ. Và vì là kinh đô nên Thăng Long - Hà Nội trở thành điểm giao thương, nơi đến của du khách, bởi vậy cũng xuất hiện nhiều món ăn đáp ứng nhu cầu của những thực khách này. Tuy nhiên, các loại quà đã được thay đổi để phù hợp với gu ẩm thực thị thành.
Tao nhã thú chơi hoa và cây cảnh của người Hà Nội

Tao nhã thú chơi hoa và cây cảnh của người Hà Nội

ANTD.VN - Hà Nội. Xưa. Là đất hoa. Và cũng là nơi có nhiều người chơi hoa, cây cảnh. Thú chơi tinh tế và tao nhã ấy vẫn duy trì cho đến hôm nay như một nét văn hóa di dưỡng tâm hồn của người Hà Nội.
Từ cơ sở bào chế vaccine Thái Hà đến Viện Pasteur Hà Nội thế kỷ trước

Từ cơ sở bào chế vaccine Thái Hà đến Viện Pasteur Hà Nội thế kỷ trước

ANTD.VN - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, dịch bệnh ở Việt Nam xuất hiện lần đầu vào năm 1100, triều vua Lý Nhân Tông. Từ đó cho đến năm 1789 có 9 lần xảy ra dịch. Khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn cũng đã xảy ra dịch đậu mùa, khiến chúa Trịnh phải cho rút quân ra Bắc. Tuy nhiên, sử không hề chép người xưa chữa dịch bệnh thế nào.

Những người thầy đáng kính của đất Thăng Long

Những người thầy đáng kính của đất Thăng Long

ANTD.VN - Hà Nội xưa không chỉ có Quốc Tử Giám, được ví là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, mà còn là nơi triều đình tổ chức các kỳ thi Hội, thi Hương, tuyển chọn nhân tài phụng sự đất nước. Ngoài ra, đất Thăng Long còn có rất nhiều ngôi trường mà người sáng lập đều là các danh sỹ lưu danh đến tận ngày nay.

Chuyện vỉa hè ở Hà Nội xưa

Chuyện vỉa hè ở Hà Nội xưa

ANTD.VN - Thời vua Tự Đức (1847-1883), chỉ một vài đường phố đông đúc được lát gạch, còn lại hầu hết là đường đất. Không có vỉa hè, không có rãnh thoát nước nên sau mỗi trận mưa, mặt đường nhão nhoét. Mỗi khi có xe ngựa qua lại, người đi bộ phải dạt sang hai bên, đứng dưới bùn lõng bõng.
Vọng vang tiếng chuông Trấn Vũ

Vọng vang tiếng chuông Trấn Vũ

ANTD.VN - Năm 1010, khi định đô ở Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã phong cho thần Chân Vũ là Huyền Thiên Trấn Vũ Chân quán coi giữ mặt thành phía Bắc. Năm 1012 vua cho xây miếu thờ Trấn Vũ ở gần thành (không rõ địa điểm nào), “Đại Việt sử ký” chỉ ghi ở gần đầm Thân Cáo. Năm 1474, vua Lê Thánh Tông sai tu tạo lại Hoàng thành, mở rộng diện tích, xây Trấn Vũ quán ở bên ngoài tường thành tức là vị trí hiện nay.
Kinh đô Thăng Long và những thăng trầm lịch sử

Kinh đô Thăng Long và những thăng trầm lịch sử

ANTD.VN - Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra vùng đất “rồng cuộn, hổ ngồi’ sáng lập kinh đô Thăng Long. Từ nhà Lý, Trần, Lê… Thăng Long liên tục là kinh đô của Đại Việt. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế) và vua Gia Long sai phá thành Thăng Long đã tồn tại 800 năm để xây thành mới. Nhờ kết quả khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, kinh thành Thăng Long đã hiện ra đúng như sử sách đã mô tả.
Vệ sinh đô thị và chuyện đổi thùng xưa

Vệ sinh đô thị và chuyện đổi thùng xưa

ANTD.VN - Một thời, nhiều gia đình ở Hà Nội hay mắng những đứa trẻ ham chơi, lười học bằng câu: “Học dốt thì sau này chỉ có đi… đổi thùng”. Đổi thùng là cụm từ của thời Pháp thuộc chỉ những người chuyên thu dọn xú uế ở khu vực nội thành. Sau năm 1954, người ta gọi bằng một cụm từ khác: công nhân vệ sinh.
Các dòng họ di cư tới Thăng Long tụ hội vào văn hóa Hà Nội

Các dòng họ di cư tới Thăng Long tụ hội vào văn hóa Hà Nội

ANTD.VN - Theo thống kê, chỉ tính riêng người Kinh ở miền Bắc đã có trên 200 dòng họ. Thăng Long - Hà Nội là nơi 4 phương tụ hội hiện có bao nhiêu dòng họ sinh sống thì chưa có con số chính thức. Có rất nhiều dòng họ thoạt nghe đã thấy quen, nhưng cũng có dòng họ ít nghe nói đến, ví như Nghi Tàm có họ Luyện, Tây Hồ có họ Ngọ Xuân, Quảng Bá có họ Lu… Nhưng dù dòng họ lớn hay nhỏ, tất cả đều có công góp phần vào phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của mảnh đất này.
Chuyện ít biết về hành chính và an ninh ở kinh thành Thăng Long từ thời Vua Lý Công Uẩn

Chuyện ít biết về hành chính và an ninh ở kinh thành Thăng Long từ thời Vua Lý Công Uẩn

ANTD.VN - Kinh thành Thăng Long từ nhà Lý, Trần đến Hậu Lê theo kiểu “tam trùng thành quách” tức là  3 vòng thành. Trong cùng là Cung thành, đến Hoàng thành và ngoài cùng là Thị thành. Bao quanh 3 vòng thành là đê, cũng là lũy bảo vệ gọi là La thành. Nhưng khu vực Thị do triều đình trực tiếp quản lý hay thuộc đơn vị hành chính nào và an ninh kinh thành ra sao?
Chuyện ít biết về các khách sạn Hà Nội xưa

Chuyện ít biết về các khách sạn Hà Nội xưa

ANTD.VN - Xa xưa, kinh thành Thăng Long đã có hệ thống nhà trọ làm nơi nghỉ ngơi cho khách các tỉnh lai kinh. Nhưng khách sạn kiểu phương Tây thì cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện ở Hà Nội.   
Thăng Long - Hà Nội, nơi hội tụ nghệ thuật dân tộc

Thăng Long - Hà Nội, nơi hội tụ nghệ thuật dân tộc

ANTD.VN - Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ bản sắc của dân tứ xứ Đông, Đoài, Nam, Bắc. Vì thế, đất này cũng là nơi tập trung ẩm thực và các hình thức ca vũ, diễn xướng, múa rối. Có khác chăng, khi đã lai kinh thì nghệ thuật được nâng tầm để  phù hợp với gu thẩm mỹ của thị dân.
Giao thông đường thủy ở Thăng Long - Hà Nội xưa

Giao thông đường thủy ở Thăng Long - Hà Nội xưa

ANTD.VN - Xưa, sông hồ ở miền Bắc chằng chịt, có sông lớn, sông nhỏ. Sông lớn nhất miền Bắc là sông Hồng. Sông này bắt đầu từ biên giới Việt-Trung xuôi qua các tỉnh miền núi, trung du, kinh thành Thăng Long, đồng bằng Bắc bộ rồi đổ ra biển. Hà Nội cũng là thành phố của sông hồ, bản thân chữ Hà Nội có nghĩa  là trong sông. 
Đồ trang sức Mỹ Ký đã ra đời ở Hà Nội như thế nào?

Đồ trang sức Mỹ Ký đã ra đời ở Hà Nội như thế nào?

ANTD.VN - Từ cổ xưa, phụ nữ Việt Nam đã đeo đồ đeo trang sức, chứng cứ là khi khai quật di chỉ văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trâm cài tóc, vòng, khuyên tai bằng đồng khá tinh xảo. Những đồ trang sức này không chỉ làm duyên, chứng tỏ quyền lực của người phụ nữ mà còn có yếu tố tín ngưỡng rồi trở thành tục lệ.
Những trường học đầu tiên của nữ sinh Hà Nội

Những trường học đầu tiên của nữ sinh Hà Nội

ANTD.VN - Đầu thế kỷ 20, dù đã có chữ quốc ngữ nhưng con gái Hà Nội vẫn không được cha mẹ cho đi học vì quan niệm “con gái học chữ chỉ để cãi chồng”. Nhà tư sản yêu nước Hoàng Thị Minh Hồ kể rằng, trước khi lấy ông Trịnh Văn Bô, bà đã phải trốn cha mẹ đi học chỉ vì muốn biết  chữ.
Những trận dịch bệnh lớn từng càn quét qua Thăng Long - Hà Nội

Những trận dịch bệnh lớn từng càn quét qua Thăng Long - Hà Nội

ANTD.VN - Xa xưa, nỗi lo sợ lớn nhất đối với dân chúng ở kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt là bệnh tật và dịch. Có những bệnh ngày nay chỉ uống vài viên thuốc là khỏi, nhưng ngày xưa lại là nan y không thể chữa trị được. Ám ảnh lớn nhất với họ là bệnh đậu mùa và tả bùng phát thành dịch. 
Khác lạ chợ Tết xưa Hà Nội

Khác lạ chợ Tết xưa Hà Nội

ANTD.VN -  Xưa, vùng miền nào trên đất Việt cũng có chợ, nhưng chợ quê hầu hết là  nhỏ, hàng hóa ít, chỉ  phục vụ dân một xã hay một vùng. Cuối năm, các chợ này bán thêm hàng hóa phục vụ dân chúng ăn Tết. Tuy nhiên, chợ Tết ở Thăng Long - Hà Nội có nhiều khác lạ vì là đây là kinh đô, thủ đô, có tầng lớp trung lưu và giới tinh hoa sinh sống. Đất này cũng không có người làm nông, chỉ sản xuất hàng hóa và buôn bán nên các sản phẩm cho ngày Tết ở chợ Kinh kỳ cũng khác mọi nơi. 
Những ngày giỗ tập thể và ký ức bi tráng của Hà Nội năm1972

Những ngày giỗ tập thể và ký ức bi tráng của Hà Nội năm1972

ANTD.VN - Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội Giang Quân sống ở phố Khâm Thiên, đêm 26-12-1972, hiệu sách nhà ông bị sức công phá của bom B52 thổi bay, sách, truyện bẩn nát tả tơi khắp phố. Trong một bài viết đăng Báo Hà Nội mới nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, ông  viết: “Trong thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc, không ở đâu có nhiều ngày giỗ tập thể như ở Hà Nội,  trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là 12 ngày giỗ tập thể”.