Thoang thoảng xôi cốm Hà thành

Thoang thoảng xôi cốm Hà thành
ANTD.VN - Xôi cốm Hà thành - chẳng biết tôi gọi như thế có đúng không, nhưng quả thực cốm làng Vòng đã nổi danh là một món ngon Hà Nội. Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Đăng Luận từng cảm hứng viết lên những câu thơ dào dạt: “Yêu em mua cốm làng Vòng/ Nâng niu gói gói trong lòng lá sen/ Lời thề hôm ấy của em/ Thơm như cốm ướp hương sen giữa mùa”.

Mối tình Tây Bắc tỏa hương giữa lòng Hà Nội

ANTD.VN - Tôi nhớ lần đầu tiên biết đến Điện Biên và cũng là lần đầu tiên biết đến hoa ban là vào những ngày tháng 4 của 30 năm trước. Lần đó chúng tôi lên Điện Biên Phủ để thực hiện một phóng sự truyền hình về sự đổi thay trên mảnh đất đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”…

Tinh khôi gọi tháng tư về

ANTD.VN - Mới đầu tháng tư, bước chân ra phố đã thấy đôi ba chiếc xe đạp bán hoa rong chở những bó hoa loa kèn, cánh hoa trắng tinh như nắng, làm sáng cả một góc phố. Tôi đứng bần thần mất mấy giây rồi mới chợt nhớ: “Tháng tư đến rồi. Hoa loa kèn cũng đã nở rồi”.
Xua cái lạnh mùa đông với các món canh rau cần

Xua cái lạnh mùa đông với các món canh rau cần

ANTD.VN - Cứ đến khoảng cuối thu đầu đông thì vào mùa rau cần. Người ta chia cần thành 2 loại, loại thân trắng trồng ở rìa ao ngập nước gọi là cần nước. Loại trồng ở ruộng có thân màu tía thì gọi là cần cạn.
Giấc mơ trở về của người xa xứ

Giấc mơ trở về của người xa xứ

ANTD.VN - Số phận của những người di dân thường gặp rất nhiều thách thức như ngôn ngữ, ẩm thực, văn hóa, chính trị, khí hậu, sự phân biệt chủng tộc… Nhưng thách thức đối với tất cả những người di dân là văn hóa. Có nhiều cộng đồng da màu sống ở Mỹ đã không thể nào tìm được tiếng nói chung với những người Mỹ bản xứ và không thể hòa đồng vào đời sống văn hóa Mỹ được như cộng đồng những người da đen từ châu Phi, cộng đồng những người nói tiếng Tây Ban Nha hay cộng đồng người Việt. 
Người Hà Nội cắt tóc bằng tông-đơ từ lúc nào?

Người Hà Nội cắt tóc bằng tông-đơ từ lúc nào?

ANTD.VN - Richard là một thầy tu của nước Anh, ông đến Đại Việt và sống ở Đàng Ngoài mấy chục năm rồi viết cuốn “Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài” (Histoire naturelle, civile et politicque du Tonquin) xuất bản ở Paris năm 1778. Nói về cách để tóc của đàn ông Thăng Long, ông tả: “Vẻ đẹp của xứ Đàng Ngoài là để tóc dài. Đó một phần của trang phục nghi lễ. Nam giới và phụ nữ thường búi tóc cao và gắn vào đó một cái nơ ở phía sau đầu”. 
Ký ức hồ nước và những "cuộc chia ly" của người Hà Nội

Ký ức hồ nước và những "cuộc chia ly" của người Hà Nội

ANTD.VN - Nếu nói về một “cuộc chia ly” lớn nhất vào nửa cuối thế kỷ trước của người Hà Nội không thể không nhắc đến những  hồ nước nhỏ, không tên tuổi dần biến mất trong thành phố. Người Hà Nội sinh ra vào thế kỷ này có thể nhẩm đếm trong đầu toàn bộ những hồ nước của thành phố. Thậm chí cả những hồ nước ở ngoại thành. Nửa thế kỷ trước, việc đó là không thể. 
Cà phê ở Hà Nội và những quẩn quanh ký ức

Cà phê ở Hà Nội và những quẩn quanh ký ức

ANTD.VN - Cũng như cửa hàng bán quần áo, thật khó có thể biết chính xác Hà Nội có bao nhiêu quán cà phê, nhưng chắc chắn sẽ là con số rất lớn. Không chỉ ở các con phố, nhiều người còn áp dụng mô hình kinh doanh không cần mặt tiền, họ mở quán cà phê trong ngõ ngách, trên tầng các chung cư. Cà phê ở Hà Nội là câu chuyện thú vị nhưng cũng nhiều khi phải nén tiếng thở dài.
Bún cá, món ăn mùa nào cũng hợp

Bún cá, món ăn mùa nào cũng hợp

ANTD.VN - Nếu xem trên “bản đồ” ẩm thực Hà Nội thì bún cá cũng được định danh khá rõ ràng, tuy nhiên, ở ngoài phố bây giờ, bún cá là thức quà có nhiều dị bản nhất. Nghĩa là người ta ăn bún cá theo khẩu vị chứ không cần chuẩn chỉ một công thức như bún chả hay phở…
Mùa thu, nhớ vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long

Mùa thu, nhớ vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long

ANTD.VN - Ngay từ những năm 1960, UBND TP Hà Nội đã nghĩ tới việc dựng tượng  Lý Công Uẩn để người dân được chiêm bái vị vua đã khai sáng kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên mong muốn ấy không thực hiện được vì chiến tranh, vì kinh tế khó khăn. Và phải đến năm 2001, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương dựng tượng Lý Công Uẩn vào năm 2005, năm kỷ niệm 995 năm Ngài định đô. Thế nhưng năm 2004 lại là năm kỷ niệm 50 năm ngày tiếp quản Thủ đô nên lãnh đạo thành phố muốn dựng tượng trong năm này... 
Cà phê đường tàu: Hà Nội đâu cần một "đặc sản" tiêu cực

Cà phê đường tàu: Hà Nội đâu cần một "đặc sản" tiêu cực

ANTD.VN - Tôi thực sự ngạc nhiên khi nhiều người tỏ ra tiếc nuối những quán cà phê đường tàu khi Hà Nội quyết tâm xóa bỏ chúng. Người ta cho rằng điều đó làm mất đi một điểm du lịch thú vị của Hà Nội, trong khi thành phố có rất nhiều dư địa để trở thành một điểm đến hấp dẫn, chứ không cần phải có một khoảng không gian thiếu an toàn như quán cà phê đường tàu?
Khi thành phố đổi thay

Khi thành phố đổi thay

ANTD.VN - Quy luật của tạo hóa không có thứ gì trên đời là vĩnh cửu. Một đất nước, một thành phố, cho đến con người đều phải thay đổi qua năm tháng. Hà Nội có hơn 1.000 năm tuổi cũng là có ngần ấy đổi thay. Khi ào ạt như vũ bão, cũng có lúc trầm lắng, thư thái, nhưng tựu trung nó vẫn thay đổi hàng ngày.
Trận đấu cuối cùng trước khi đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô

Trận đấu cuối cùng trước khi đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô

ANTD.VN - Thua trận Điện Biên Phủ, Pháp đã phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Geneve với điều khoản: ngừng chiến sự và rút quân khỏi Đông Dương. Trong quá trình đàm phán, chính quyền Pháp đã  câu kết với một số cường quốc thực hiện âm mưu phá hoại làm suy yếu vị thế của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa... 
Khẩu trang thì có tội tình gì?

Khẩu trang thì có tội tình gì?

ANTD.VN - Một cái khẩu trang, nó làm cho khoảng cách giữa con người với thiên nhiên bỗng dưng cách biệt và khép kín. Nó cũng làm cho con người đâm ra xa lạ với nhau. Nói chuyện với một người đeo khẩu trang che kín mặt, dễ ấm ức như bị khinh rẻ. Nhưng lâu rồi, đấy là cách người ta đối thoại với nhau ngoài đường.
Thân thương những cửa ô Hà Nội biến đổi qua thời gian

Thân thương những cửa ô Hà Nội biến đổi qua thời gian

ANTD.VN - Trong bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sỹ Văn Cao có câu: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...”, còn trong bài “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi thì: “Đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền...”, các cửa ô không chỉ là địa danh quan trọng mà nó còn là những chứng tích lịch sử.
Cá ngần, món ngon của người ưa khám phá sản vật sông Đà

Cá ngần, món ngon của người ưa khám phá sản vật sông Đà

ANTD.VN - Đã qua mùa cá ngần từ khoảng 1-2 tháng nay, nhưng bây giờ, thi thoảng đi chợ, vẫn gặp 1-2 hàng còn bán. Thấy là phải mua luôn, chứ chần chừ mà dạo thêm một vòng rồi mới quay lại thì chắc gì đã còn. Câu thành ngữ “đắt như tôm tươi” nếu so với cá ngần thì sai lắm. Cá ngần là loại cá sống ở sông Đà. Thân cá nhỉnh hơn cọng bún, trắng, trong và mềm. Không biết có phải vì thế mà cái từ “trắng ngần” tạo ấn tượng thị giác hay không?
Thương Hà Nội qua từng con ngõ nhỏ

Thương Hà Nội qua từng con ngõ nhỏ

ANTD.VN - Ngày 2-10-2019, Sống - thương hiệu sách của tác giả Việt cùng nhà văn Trung Sỹ sẽ có buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu" tại Hoàng Thành Thăng Long. Cuốn sách đã phác họa một Hà Nội những năm 60-70 của thế kỷ trước: Khó khăn, bình dị và lấp lánh vẻ đẹp của tình người. Hà Nội trong nỗi nhớ của nhiều người có lẽ cũng hiện lên qua từng con chữ và những mốc lịch sử lớn lao đó. Nhưng với một số người, ký ức về thành phố này lại dừng ở những con ngõ nhỏ. Bởi, như nhà văn Uông Triều đã từng viết trong "Hà Nội - quán xá phố phường": "Kể về Hà Nội nhiều khi bị chê là đã cũ, đã nhàm rồi. Hà Nội quanh đi quẩn lại có mấy ngõ, mấy phố, hai cái hồ, đâu có còn gì nữa mà nhà văn, nhà thơ cứ mất công viết lại? Đúng là Hà Nội chỉ có từng ấy thôi. Nhưng mỗi ngõ, mỗi phố, mỗi phường,... đều có nhiều câu chuyện mà ngay cả những người con của Hà Nội đôi khi còn chẳng biết rõ."
"Nâng điểm không trong sáng" và câu chuyện đồng tiền vàng

"Nâng điểm không trong sáng" và câu chuyện đồng tiền vàng

ANTD.VN - Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, những tỉnh trên đã được gọi tên không phải ở những thành tích về kinh tế hay nâng cao đời sống người dân, oái oăm thay, nơi đó lại là các địa phương liên quan đến những gian lận điểm số trong kỳ thi quốc gia năm 2018. 
Những chợ trời ở Hà Nội

Những chợ trời ở Hà Nội

ANTD.VN - Gọi là chợ trời vì chợ họp ở ngoài trời, không có mái che. Nhưng tại sao lại gọi là chợ giời? Xưa người Việt quan niệm ông trời là thế lực siêu nhiên, đáng kính nên không ai dám gọi tên thật, bởi gọi như thế bị cho là xúc phạm, có tội nên gọi trại ra thành ông giời. Vì vậy chợ họp ngoài trời cũng được gọi là chợ giời.
Chuyện bắt đầu từ một cái tên…

Chuyện bắt đầu từ một cái tên…

ANTD.VN - Dĩ nhiên cái để chúng ta gọi nhau buộc phải là một cái tên nào đó. Kể cả những em bé mới sinh ở vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện hoặc không cần thiết phải làm giấy khai sinh thì vẫn có tên gọi ở nhà là “Cò”, là “Gái” hay “Thúng”, “Mủng”, “Gạo”, “Thóc”…
Những điều lạ lùng về tài kinh doanh của phụ nữ Hà Nội xưa

Những điều lạ lùng về tài kinh doanh của phụ nữ Hà Nội xưa

ANTD.VN - Từ thời nhà Lý, Tây Nhai (tương ứng chợ Ngọc Hà hiện nay) đã là chợ lớn nhất Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung với đủ loại mặt hàng. Và ngồi bán hàng ở đây hầu hết là  đàn bà, con gái. Đến  thế kỷ 16, Thăng Long nhiều chợ hơn và người phương Tây đến đất này thấy quá nhiều chợ nên họ gọi là Kẻ Chợ. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, chỉ có  Thăng Long mới được gọi là Kẻ Chợ còn các nơi khác là Kẻ Quê.