Ủy viên Ban chấp hành CLB MICE Việt Nam, CEO Hoàng Minh Travel Vũ Quỳnh Anh

Ẩm thực sẽ tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Một trong những nội dung của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là phấn đấu có từ một đến ba thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO ở nhiều lĩnh vực, trong đó có ẩm thực…Khai thác giá trị ẩm thực cũng là một mục tiêu quan trọng của Đề án định vị thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam. PV ANTĐ đã có cuộc trò chuyện cùng bà Vũ Quỳnh Anh, Ủy viên Ban chấp hành CLB MICE (Hiệp hội Du lịch Việt Nam), CEO Hoàng Minh Travel.

PV: Thưa bà, bà đánh giá thế nào khi Michelin công bố Michelin guide và gắn sao cho một số nhà hàng ở Hà Nội và TP.HCM?

Bà Vũ Quỳnh Anh: Sự kiện 103 nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội và TP.HCM đã được vinh danh trong lễ gắn sao Michelin đầu tiên ở Việt Nam, được coi là cột mốc đánh dấu thành tựu mang tính lịch sử của ngành ẩm thực Việt, là bước ngoặt cho ngành du lịch ẩm thực của hai thành phố lớn nhất Việt Nam; Đồng thời cũng phản ánh rõ sự khác biệt và sự phong phú, đặc trưng về ẩm thực của hai thành phố Hà Nội và TP.HCM.

Những nhà hàng, quán ăn được công bố gắn với thương hiệu Michelin sẽ là tiền đề rất quan trọng, để đảm bảo tăng cường công tác đầu tư, đảm bảo chất lượng dịch vụ, cung cách dịch vụ cũng như là xây dựng những thực đơn. Bên cạnh đó là tăng cường công tác quảng bá để thu hút khách du lịch như là người dân địa phương trải nghiệm, thưởng thức.

Ủy viên Ban chấp hành CLB MICE Việt Nam, CEO Hoàng Minh Travel Vũ Quỳnh Anh

Ủy viên Ban chấp hành CLB MICE Việt Nam, CEO Hoàng Minh Travel Vũ Quỳnh Anh

PV: Là quản lý của một công ty lữ hành, theo bà đây có phải là tín hiệu khả quan quảng bá hình ảnh ẩm thực Việt, du lịch ẩm thực Việt Nam ra với thế giới?

+Có thể nói, Michelin đến với Việt Nam sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới khách du lịch quốc tế khi tìm hiểu thông tin du lịch Việt Nam và là yếu tố quan trọng để khách quốc tế đi du lịch Việt Nam thời gian tới. Việc những nhà hàng Việt Nam được công bố sao Michelin sẽ là bước tiến lớn, quan trọng trong việc tiếp cận đến chất lượng phục vụ thế giới. Michelin gắn sao cho một số nhà hàng, quán ăn của 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM là một đòn bẩy quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới.

Thủ đô Hà Nội luôn thể hiện sự thư thái và trầm tĩnh với những cửa hàng và nhà hàng hội tụ hương vị đậm chất Bắc Bộ của ẩm thực truyền thống Việt Nam, đề cao độ tươi ngon tự nhiên, được gia giảm với nhiều loại gia vị và rau thơm khác nhau để tạo ra tổ hợp riêng biệt cho từng món ăn. Còn TP.HCM là một thành phố sôi động và có với tốc độ phát triển nhanh, nơi đây luôn mang đến cho du khách một nguồn năng lượng độc đáo với một nền ẩm thực đa dạng.

Món khai vị của đầu bếp Sam Trần đến từ nhà hàng GIA (Hà Nội), nguyên liệu gồm cá cơm, sò điệp, ngao và hến trên nền xốt mướp hương kết hợp cùng các loại rau, hạt, và hai bông hoa bí
Món khai vị của đầu bếp Sam Trần đến từ nhà hàng GIA (Hà Nội), nguyên liệu gồm cá cơm, sò điệp, ngao và hến trên nền xốt mướp hương kết hợp cùng các loại rau, hạt, và hai bông hoa bí

PV: Với nhiều năm kinh nghiệm về du lịch, bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của ẩm thực trong du lịch và ẩm thực Việt Nam đang có vị trí thế nào trên bản đồ ẩm thực thế giới?

+ Văn hóa ẩm thực là nét đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng của mỗi vùng miền, địa phương. Văn hóa ẩm thực đã trở thành một trong những nhân tố thu hút du khách đến với điểm đến du lịch.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, cơ cấu chi tiêu của du khách trong chuyến du lịch thì đến 1/3 là chi tiêu cho nhu cầu ẩm thực. Ẩm thực là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch. Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia. Qua đó có thể thấy giá trị, vai trò quan trọng của ẩm thực trong sự phát triển du lịch của Việt Nam.

Món ăn được sáng tạo bởi đầu bếp Hoàng Tùng - Tổng bếp trưởng kiêm nhà đồng sáng lập của nhà hàng T.U.N.G Dining (Hà Nội). Món ăn gồm bánh phở với một lớp ớt xanh lên men phủ lên trên, kết hợp cùng thịt bò Kamichiku. Ngôi sao của món này là lớp thạch độc đáo được nấu từ một loại nước dùng phở trong suốt 29 tiếng đồng hồ, cùng trứng cá tầm muối lấy từ Đà Lạt
Món ăn được sáng tạo bởi đầu bếp Hoàng Tùng - Tổng bếp trưởng kiêm nhà đồng sáng lập của nhà hàng T.U.N.G Dining (Hà Nội). Món ăn gồm bánh phở với một lớp ớt xanh lên men phủ lên trên, kết hợp cùng thịt bò Kamichiku. Ngôi sao của món này là lớp thạch độc đáo được nấu từ một loại nước dùng phở trong suốt 29 tiếng đồng hồ, cùng trứng cá tầm muối lấy từ Đà Lạt

Vai trò của văn hóa ẩm thực cũng chính là phát triển kinh tế du lịch. Văn hóa ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho địa phương.

Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Hoạt động du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch, tạo ra việc làm và mang lại thu nhập kinh tế cho một bộ phận người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch địa phương.

Hiện tại ẩm thực Việt Nam đã xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài và lọt top xếp hạng ở nhiều bảng xếp hạng quốc tế. Sở hữu nền ẩm thực phong phú, đa dạng với vô số các món ăn từ truyền thống đến hiện đại, độc đáo, hấp dẫn, nhiều món ngon của Việt Nam được thế giới biết đến và ca tụng như bánh mì, phở, gỏi cuốn, bánh xèo... Ẩm thực lan tỏa trên khắp các nẻo đường, trở thành cánh tay đắc lực thu hút du khách thập phương đến khám phá và trải nghiệm Việt Nam.

PV: Xu hướng du lịch sau dịch đang có những thay đổi thế nào sau dịch. Quan điểm của bà về sự thay đổi đó có tích cực không và các công ty lữ hành phải có những bước chuyển như nào để thích nghi?

+ Thực tế cho thấy, những tác động mạnh mẽ và kéo dài của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân trên mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Xu hướng du lịch an toàn, dịch vụ không chạm, du lịch nội địa, không gian mở... đang dần chiếm ưu thế. Cùng với đó, du khách còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường tại mỗi điểm đến.

CEO Vũ Quỳnh Anh cho rằng, xu hướng du lịch an toàn, dịch vụ không chạm, du lịch nội địa, không gian mở... đang dần chiếm ưu thế. Cùng với đó, du khách còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường tại mỗi điểm đến.

CEO Vũ Quỳnh Anh cho rằng, xu hướng du lịch an toàn, dịch vụ không chạm, du lịch nội địa, không gian mở... đang dần chiếm ưu thế. Cùng với đó, du khách còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường tại mỗi điểm đến.

Hậu COVID-19, những xu hướng du lịch được du khách quan tâm lựa chọn như: Du lịch lưu trú ở gần; Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; Du lịch xanh, trải nghiệm; Du lịch thân thiện môi trường; Du lịch gia đình… Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, khi mà yếu tố an toàn trở thành tiêu chí hàng đầu của du lịch, “du lịch không chạm” lên ngôi và trở thành xu hướng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đã triển khai ứng dụng đặt dịch vụ du lịch và thanh toán trực tuyến; các ứng dụng đặt phòng, đặt dịch vụ du lịch trực tuyến như: Agoda, VNtrip, Mytour, Traveloka, TripAdvisor... được hầu hết các cơ sở lưu trú kết nối nhằm đón được nhiều hơn dòng khách tự do… Những xu hướng du lịch mới đã tạo nên sự phong phú cho du khách khi lựa chọn các điểm đến.

Với các doanh nghiệp lữ hành, đây cũng là cơ hội để đa dạng hóa dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách.

PV: Công ty của bà sau dịch có mất nhiều thời gian để phục hồi không, hiện tại chị đã làm gì để quảng bá hình ảnh công ty mình?

+ Cũng như các đơn vị du lịch khác, sau đại dịch, Hoàng Minh Travel không ngừng nỗ lực để phát triển doanh nghiệp, sớm cân bằng các hoạt động. Là đơn vị lữ hành chuyên khách Đoàn, nhiều năm qua các chuỗi dịch vụ trong toàn tour luôn được công ty chú trọng về chất lượng, sự an toàn để phục vụ du khách được tốt nhất.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!