Tom và Jerry: Cuộc rượt đuổi mê say 

Bộ phim hoạt hình được hàng triệu người trên thế giới yêu thích cũng gắn liền với hình tượng chú chuột thông minh trong các cuộc rượt đổi với con mèo ngốc nghếch. Trong vòng 18 năm đầu xuất hiện, bộ phim đã giành được 7 giải Oscar, giữ kỉ lục cho bộ phim hoạt hình giành được nhiều giải nhất. 

Tom và Jerry: Cuộc rượt đuổi mê say 

Bộ phim hoạt hình được hàng triệu người trên thế giới yêu thích cũng gắn liền với hình tượng chú chuột thông minh trong các cuộc rượt đổi với con mèo ngốc nghếch. Trong vòng 18 năm đầu xuất hiện, bộ phim đã giành được 7 giải Oscar, giữ kỉ lục cho bộ phim hoạt hình giành được nhiều giải nhất. 

Cổ tích mèo và chuột... hiện đại!

Bộ đôi Hanna và Barbera với Tom và Jerry (nguồn: planetacurioso)

Bộ đôi Hanna và Barbera với Tom và Jerry (nguồn: planetacurioso)

Bộ phim hoạt hình Tom và Jerry được sáng tạo bởi nhà biên kịch, họa sĩ tài ba Joseph Barbera và nhà đạo diễn phim hoạt hình giàu kinh nghiệm William Hanna. Năm 1940, hai người đều làm việc cho xưởng phim hoạt hình MGM.

Barbera và Hanna thầm lặng thực hiện bộ phim hoạt hình hài hước, trong đó chú mèo xấu tính Tom luôn tìm mọi cách bắt được chú chuột thông minh tinh ranh Jerry.

Nhưng Tom rất ít cơ hội tóm được Jerry, một phần vì Jerry thông minh, phần khác có lẽ Tom không may mắn.

Ngày 10/02/1940, tập phim đầu tiên về Tom và Jerry được ra mắt với nhan đề “Puss Gets The Boot” (Chú mèo bị tống cổ).

Tập phim không thu hút được nhiều sự quan tâm vì thế Barbera và Hanna đã bắt tay vào thực hiện một số bộ phim khác không liên quan đến chuột và mèo.

Nhưng thái độ của công chúng đã thay đổi khi “Puss Gets The Boot” được đề cử giải Oscar, mặc dù sau đó giải thưởng này đã thuộc về “The Milky Way” (Dải ngân hà) cũng thuộc hãng MGM.

Nhà sản xuất Fred Quimby của MGM ngay lập tức thúc giục Hanna và Barbera làm thêm một tập phim nữa về cuộc rượt đuổi giữa mèo và chuột này.

Một cảnh trong tập phim đầu tiên Puss gets the Boot (nguồn: wikipedia)

Một cảnh trong tập phim đầu tiên Puss gets the Boot (nguồn: wikipedia)

Tập phim thứ 2 “The Midnight Snack” (Bữa ăn phụ lúc nửa đêm) ra đời vào năm 1941. Chỉ lúc này cái tên Tom và Jerry mới được đặt và chú chuột ngộ nghĩnh và chú mèo xấu tính đã trở thành tài sản của MGM.

Trong thời gian từ 1940 đến 1958, 114 tập phim “Tom và Jerry” được thực hiện và mang về cho MGM 7 giải Oscar, trở thành bộ phim hoạt hình giành được nhiều giải thưởng nhất cùng với bộ phim “Silly Symphonies” của Walt Disney.

Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của bộ phim hoạt hình “Tom và Jerry”. Các rạp đều chật cứng mỗi khi trình chiếu “Tom và Jerry”.

Vào cuối những năm 1950, vô tuyến dần trở nên thông dụng, công chúng không còn muốn đến rạp nữa. Đối mặt với khó khăn, MGM quyết định đóng cửa bộ phận sản xuất phim hoạt hình, đồng nghĩa tập cuối cùng trong 114 tập về Tom và Jerry ra mắt 01/08/1958.

Những cuộc rượt đuổi ngoạn mục khiến Tom và Jerry trở nên vô cùng hấp dẫn (nguồn: Globo)

Những cuộc rượt đuổi ngoạn mục khiến Tom và Jerry trở nên vô cùng hấp dẫn (nguồn: Globo)

Hanna và Barbera tách khỏi MGM và mở xưởng phim riêng nhưng lại không tiếp tục thực hiện bộ phim “Tom và Jerry”. Mãi đến năm 1975, hai người mới quay lại tiếp tục thực hiện bộ phim.

Các tập phim Tom và Jerry được phát trên kênh truyền hình ABC vào mỗi sáng thứ 7 từ tháng 09/1975 đến tháng 09/1977. Nội dung đã thay đổi, Tom và Jerry không còn rượt đuổi nhau nữa mà rất đoàn kết, cùng nhau thực hiện các cuộc phiêu lưu. Serie này cũng được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Thời hoàng kim không trở lại

Sau khi MGM đóng cửa bộ phận phim hoạt hình năm 1958, đến năm 1960 MGM lại tiếp tục sản xuất "Tom và Jerry". MGM đã thuê nhà sản xuất phim hoạt hình Gene Deitch và xưởng phim của ông để thực hiện những tập tiếp theo. Tuy nhiên nội dung những tập phim này lại kỳ quái, phản cảm, chất lượng phim cũng rất kém. Những tập phim này gây thất vọng lớn cho những ai yêu thích hai nhân vật Tom và Jerry.

Tom thời Barbera và Hanna (trái) và Chuck Jones (phải)
Tom thời Barbera và Hanna (trái) và Chuck Jones (phải)

Sau đó MGM lại bắt tay với một đạo diễn khác là Chuck Jones, từng 30 năm gắn bó với hãng phim nổi tiếng Waner Bros với mong muốn “Tom và Jerry” sẽ trở lại thời kỳ hoàng kim. Jones đã thực hiện 34 tập phim “Tom và Jerry”.

Dù có nhiều cố gắng trong việc thay đổi khiến Tom và Jerry trở nên đáng yêu hơn như lông mày Tom đậm hơn, hình dáng bên ngoài đơn giản hơn hay chú chuột thì mắt và tai to hơn nhưng những tập phim này cũng không gây được thiện cảm với công chúng.

Sau khi TV đã trở nên phổ biến, Tom và Jerry bắt đầu được phát trên nhiều kênh truyền hình (dưới dự cho phép của MGM), tuy nhiên một số tình tiết trong phim đã được thay đổi, những cảnh bạo lực hay hút thuốc đã được cắt đi.

Năm 1986, MGM được bán cho Ted Turner, ngay sau đó Tuner lại bán đi MGM mà chỉ giữ lại thư viện phim trong đó có “Tom và Jerry”. Chính vì thế mà “Tom và Jerry” trở thành tài sản của Turner Entertainment (hiện nay thuộc về tập đoàn Warner Bros) và được phát trên các kênh của Turner như TBS, TNT, Cartoon Network, Boomerang…

Tập phim Karateguard kỷ niệm 65 sinh nhật Tom và Jerry (nguồn: dandare)

Tập phim Karateguard kỷ niệm 65 sinh nhật Tom và Jerry (nguồn: dandare)

Sau này những phiên bản mới của “Tom và Jerry” như “The Mansion Cat” (do Cartoon Network sản xuất năm 2000) hay “The Karateguard” (2005, do chính Barbera và Spike Brandt sản xuất nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 65 của Tom và Jerry) cũng không được thành công như thời kỳ đầu khi Hanna và Barbera hợp tác.

Mặc dù những tập phim hay nhất của serie “Tom và Jerry” được thực hiện từ những năm 40 và 50 của thế kỷ trước nhưng sức hút của chúng vẫn còn rất lớn.

Ngày nay, “Tom và Jerry” vẫn được phát lại nhiều lần trên các kênh truyền hình và được công chúng mọi lứa tuổi yêu thích.

Theo Vietnamnet