“Thế giới hậu Mỹ”

(ANTĐ) - Năm 2003, ngay trước khi cuộc chiến Iraq diễn ra, trong một bài báo đăng trên tờ Newsweek, Fareed Zakaria đã viết: “Rõ ràng là kỷ nguyên hiện tại chỉ có thể được gọi bằng một cái tên duy nhất - thế giới đơn cực - một thời đại với một thế lực toàn cầu duy nhất. Vị thế của Mỹ ngày nay là vô tiền khoáng hậu, không chỉ đơn thuần ở lĩnh vực quân sự.

“Thế giới hậu Mỹ”

(ANTĐ) - Năm 2003, ngay trước khi cuộc chiến Iraq diễn ra, trong một bài báo đăng trên tờ Newsweek, Fareed Zakaria đã viết: “Rõ ràng là kỷ nguyên hiện tại chỉ có thể được gọi bằng một cái tên duy nhất - thế giới đơn cực - một thời đại với một thế lực toàn cầu duy nhất. Vị thế của Mỹ ngày nay là vô tiền khoáng hậu, không chỉ đơn thuần ở lĩnh vực quân sự.

“Thế giới hậu Mỹ” còn là một trong những cuốn sách Tổng thống Mỹ B.Obama thích đọc
“Thế giới hậu Mỹ” còn là một trong những cuốn sách Tổng thống Mỹ  B.Obama thích đọc

Nền kinh tế Mỹ có quy mô bằng cả ba quốc gia đứng ngay sau - Nhật Bản, Đức và Anh cộng lại”. Thêm nữa “Nó có nền kinh tế năng động hơn, và nền văn hóa linh hoạt hơn bất kỳ phần nào trên thế giới”. Và điều khiến các quốc gia trên thế giới lo lắng hơn tất thảy “Đó là họ đang sống trong một thế giới được định hình và thống trị bởi một quốc gia duy nhất - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Vậy Fareed Zakaria là ai - Ông là cây bút nổi tiếng của tờ Newsweek International, tạp chí có lượng độc giả lên tới 24 triệu người từ năm 2000. Ông còn là chủ bút của tờ Ngoại giao, tờ báo tuyên truyền rộng rãi về tình hình chính trị và kinh tế quốc tế. Hơn cả, Fareed Zakaria được đánh giá là một trong những chuyên gia phân tích chính sách ngoại giao xuất sắc nhất của thời đại chúng ta. Được bình chọn là “1 trong 21 người quan trọng nhất của thế kỷ XXI” theo bình chọn của Tạp chí Esquire. Năm 2007, ông được chọn là 1 trong 100 nhà tri thức hàng đầu thế giới theo Tạp chí Foreign Policy và Prospect. Trong những cuốn sách của ông, cuốn “The Future of Freedom” bán chạy của Thời báo New York đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau.

...Trong cuốn sách mới nhất - Thế giới hậu Mỹ - Fareed Zakaria cho biết nước Mỹ vẫn đang duy trì vị trí siêu quyền lực trên lĩnh vực chính trị - quân sự; thế nhưng “Trong tất cả các chiều kích khác - công nghiệp, tài chính, giáo dục, xã hội, văn hóa - vị thế độc tôn của Hoa Kỳ đang bị chuyển dịch dần cho các nước thuộc phần còn lại của thế giới”. Và bức tranh toàn cảnh của “Thế giới hậu Mỹ” đã được Fareed Zakaria khắc họa rõ nét trong cuốn sách khá quy mô, liên tục đứng trong top sách best-seller. Fareed Zakaria biện luận rằng, hiện giờ chúng ta đang ở giữa cuộc chuyển giao quyền lực thứ ba trong vòng 500 năm trở lại đây. Lần đầu là sự trỗi dậy của phương Tây với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Lần thứ 2 là sự trỗi dậy của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào thế kỷ XX.

Và lần thứ ba này ông gọi đó là “sự trỗi dậy của phần còn lại”, với sự lớn mạnh không ngờ của Trung Quốc và ấn Độ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các quốc gia này diễn ra khắp toàn cầu, điều vốn chưa từng xảy ra trong lịch sử sẽ giúp các quốc gia trên thế giới không còn chống đối hay đứng ngoài quan sát nữa; mà đều trở thành thành viên tham dự với những quyền năng của riêng mình. Và thời kỳ tiếp theo sẽ là “Thế giới hậu Mỹ”, kỷ nguyên được xác lập và định hướng bởi nhiều nơi, nhiều người khác nhau. Fareed Zakaria đề cập đến câu hỏi hóc búa: Làm cách nào để đạt được những mục tiêu quốc tế trong một thế giới có nhiều người tham dự hơn? Theo ông, khi các quốc gia khác trở nên chủ động hơn, không gian rộng lớn dành cho những hành động của nước Mỹ sẽ bị thu nhỏ một cách không thể cưỡng lại.

“Đầu tiên, tôi xem cuốn sách “Thế giới hậu Mỹ” thuộc thể loại nào? Thông qua cảm xúc của một người nghiên cứu lịch sử, tôi thấy cuốn sách toát lên một ngôn ngữ báo chí sâu sắc, sống động. Điểm hay của cuốn sách là không đi vào chuyện xa xưa, quá khứ ngay gần đây thôi; và điều đáng quý là dự báo của cuốn sách đã được thực tiễn chứng minh” - Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định. Theo Tiến sỹ Nguyễn Thái Yên Hương, Học viện Ngoại giao, một nội dung đáng lưu tâm của tác phẩm chính là nhận định cho rằng hiện nay trong trật tự thế giới mới, các quyền lực phi Tây phương sẽ gìn giữ những nét riêng độc đáo của mình kể cả khi họ trở nên giàu có hơn. Tác giả cũng khẳng định, không một quốc gia nào có thể thế chỗ Hoa Kỳ. Đây cũng là một nhận định có thể đưa đến nhiều cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu Mỹ ở Việt Nam.

Đoan Trang