Saint Petersburg - Thánh địa của các bậc vua chúa

ANTD.VN - Thành phố Saint Petersburg trong trí tưởng tượng của tôi thật hoàn hảo và kiêu hãnh. Khi đi dạo trên bến sông, tôi vẫn cố gắng hình dung ra những khuôn mặt vô ảnh của các công nương xinh đẹp hồi thế kỷ 18 trên những ô cửa sổ trắng tầng hai nhưng vô ích, sự xa hoa của những công trình kiến trúc lừng danh giờ chỉ còn là hoài niệm.

Một góc nhà thờ mang đậm lối kiến trúc cổ của nước Nga ở Saint Petersburg 

Tôi vào nước Nga trên một chuyến tàu khởi hành từ nhà ga Helsinki. Cuộc hành trình chỉ kéo dài 5 tiếng. Khi những ngôi nhà mái đỏ xinh xắn, thơ mộng của nông thôn Phần Lan lùi dần trên đường ray thì cũng là lúc các nhân viên hải quan Nga bước vào kiểm tra visa và hộ chiếu của hành khách.

Tôi biết rằng mình đang tiến sâu vào lãnh thổ nước Nga khi nhìn thấy những túp lều gỗ ẩn mình trong rừng bạch dương với những nhà kính trồng củ cải, cà rốt đỏ bé tí xíu. Lúc tàu đỗ ở ga sát biên giới, một vài hành khách xuống tàu. Họ ôm hôn những người đến đón và rót champagne uống ngay tại sân ga. Nhìn thái độ mừng tủi của họ, tôi đoán đó là những người Phần Lan gốc Nga hồi hương. Qua một vài ga xép buồn tẻ và xập xệ với vài đứa trẻ lang thang vạ vật trên bậc thềm, tàu đã vào đến nhà ga trung tâm.

Nhà thờ St Isaac bên sông Moika

Khám phá khách sạn 4 sao ở Nga

Người đón chúng tôi là một cô gái có cái tên rất Nga: Maria. Maria 20 tuổi, sinh viên ngành kinh tế tại một trường đại học ở Saint Petersburg và làm hướng dẫn viên du lịch để kiếm tiền phụ vào học phí. Cô có mái tóc vàng óng dài ngang lưng, dáng cao mảnh khảnh, đôi mắt lạnh nhạt, quần áo giản dị và đôi giày cũ đã sờn rách. Nhà ga ở Saint Petersburg cũng cũ kỹ và tồi tàn giống những ngôi nhà trong các con phố xung quanh: những khu chung cư kiểu cũ, ao tù nước đọng ở sân trong, những nhà máy ống khói đen sì vô cảm, những bức tường kéo dài vắng lặng. 

Nơi tôi nghỉ lại trong 3 ngày ở Saint Petersburg là một khách sạn 4 sao mà thoạt nhìn sẽ tưởng đó là nhà chung cư nếu như không có hơn chục lá quốc kỳ treo trước cổng vào. Người Nga thừa đất song lại vẫn cứ thích chồng tầng lên theo kiểu những thành phố đất chật người đông như Hồng Kông, Tokyo, New York…

Đây là thành phố lớn thứ hai của nước Nga và là một trong những hải cảng quan trọng. Mặc dù cảng bị đóng băng từ tháng 11 đến tháng 4, song những con tàu phá băng vẫn giúp cho các chuyến vận chuyển hàng hải được liên tục. Hàng ngày vào lúc 2 giờ sáng, mặt cầu trên sông Neva được tách đôi để tàu bè qua lại dễ dàng, tạo nên một hình ảnh ngoạn mục trong ánh bình minh của đêm trắng huyền ảo phương Bắc. Tôi chỉ tiếc rằng vì đến chậm vài ngày nên đã không thể chứng kiến đêm trắng ở Saint Petersburg, đêm trắng trên những cây cầu sông Neva đã tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và văn hào nổi tiếng của nước Nga.

Thành thử tòa nhà nào trông cũng khổng lồ đến thô kệch, vừa cao vừa rộng, vuông chằn chặn một khối. Phòng ốc của khách sạn này so với loại 3 sao của nhiều nước châu Âu khác thì không được tiện nghi và thoải mái bằng (cả Saint Petersburg rộng lớn có tất cả 4 khách sạn 5 sao). Tuy vậy, khi có vài người quen sinh sống ở Nga lâu năm đến thăm tôi, họ xuýt xoa “Ồ, khách sạn này thì sang quá rồi, toàn là người nổi tiếng ở cả thôi.” 

Năm 2003, thành phố kỷ niệm 300 năm ngày thành lập nên Chính phủ đã cho trùng tu nhiều tòa nhà cổ và di tích. Thành phố này từ năm 1914-1924 được đổi tên là Petrogrado và rồi Leningrad từ 1924-1991, nhưng gần 20 năm qua, dân chúng đã quay trở lại với tên cũ: Saint Petersburg. Thành phố du lịch và công nghiệp này hàng năm cho ra đời các sản phẩm như chi tiết máy, đồ điện, giấy, vải, thuốc lá, các sản phẩm da và hóa học.

Nằm ở vùng châu thổ sông Neva, về phía đông nơi tận cùng của vịnh Phần Lan, phần lớn công trình được xây dựng bên sông và trên 42 hòn đảo. Từ một đầm lầy hoang dại phương Bắc, vùng đất này đã được Pie Đại đế biến thành một trong những đô thị tráng lệ bậc nhất. Đây là thành phố lớn thứ hai của nước Nga và là một trong những hải cảng quan trọng.

Mặc dù cảng bị đóng băng từ tháng 11 đến tháng 4, song những con tàu phá băng vẫn giúp cho các chuyến vận chuyển hàng hải được liên tục. Hàng ngày vào lúc 2 giờ sáng, mặt cầu trên sông Neva được tách đôi để tàu bè qua lại dễ dàng, tạo nên một hình ảnh ngoạn mục trong ánh bình minh của đêm trắng huyền ảo phương Bắc.

Sự quyến rũ của những cung điện, kiến trúc cổ 

Saint Petersburg vẫn được mệnh danh là một trong những thành phố xinh đẹp nhất thế giới. Dọc hai bờ sông Neva và quanh các khu phố cổ, vẫn còn nguyên đó những tòa nhà với kiến trúc Nga lộng lẫy từ những đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ, song phủ bụi và buồn bã. Được biết Nhà nước sẽ cho phục chế dần dần các tòa nhà cổ trong thành phố. Theo truyền thống châu Âu, các tòa nhà chỉ lắp khung kính để cách nhiệt, nhưng giờ đây, tất cả các cửa sổ tầng một và tầng hai đều được lắp thêm chấn song đề phòng kẻ gian.

Cung điện Mùa đông nằm ngay bên bờ sông Neva, giờ đã biến thành viện bảo tàng Hermitage lưu giữ phần lớn những bức tranh của Hoàng hậu Catherina II, người rất tôn thờ nghệ thuật. Trong bảo tàng Hermitage, những bức chân dung của Peter đệ nhất, Alexandre đại đế và hoàng hậu Ekaterina được trưng bày cùng họa phẩm của các nghệ sỹ hàng đầu thế giới với số lượng 600.000 bức (từ năm 1764 đã có 225 bức do Catherine II mua về và thuê vẽ).

Cung điện Mùa đông hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một tác phẩm kiến trúc theo trường phái Baroc của kiến trúc sư Rastrelli. Tôi vẫn cho rằng Cung điện Mùa hè và Cung điện Mùa đông ở Saint Petersburg thậm chí còn đẹp hơn Cung điện Versailles ở Pháp, mặc dù Versailles đã được coi là kiệt tác kiến trúc của chủ nghĩa cổ điển Pháp, là kết tinh của nghệ thuật và kỹ thuật của nước Pháp thế kỷ 17 và 18. 

Cửa sổ trong các phòng Cung điện Mùa đông được lắp loại kính cực dày để tránh những cơn giá rét khủng khiếp trên xứ sở tuyết trắng. Từ đây trông thẳng ra Khải hoàn môn Nacva, kỷ niệm chiến thắng oanh liệt chống lại quân Napoleon. Nhìn từ đại sảnh tầng hai, sông Neva lóng lánh dưới nắng tươi mùa hạ. Để nối liền những hòn đảo, có tới 560 cây cầu. Tôi chỉ tiếc rằng vì đến chậm vài ngày nên đã không thể chứng kiến đêm trắng ở Saint Petersburg, đêm trắng trên những cây cầu sông Neva đã tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và văn hào nổi tiếng của nước Nga.

Ngày hôm sau, trời đổ mưa lâm thâm. Những tòa nhà và cả Cung điện Mùa đông ảm đạm trong một màu xám xịt. Nhà thờ thánh Isaac, công trình nổi bật nhất ở trung tâm thành phố với vòm mái dát 100kg vàng, cao hơn 100 mét, kiệt tác của kiến trúc thế giới do kiến trúc sư người Pháp Montferrand thiết kế cũng vùi trong bầu trời màu xám.  

Nhà văn Di Li

Thành phố của du lịch

Một trong những nơi lý tưởng của thành phố Petersburg là đại lộ Nevski, đại lộ chính của Saint Petersburg dài 4km. Trên đại lộ, siêu thị Stockman, siêu thị của tập đoàn bán lẻ mà thương hiệu có mặt khắp châu Âu, đứng lừng lững đón chào kẻ qua người lại. Các cửa hàng đắt tiền mang biển hiệu Kenzo, Armani, Versace… san sát nhau với các ô tô sang trọng đỗ ngay cửa. Khu trung tâm thương mại Nevski phản ánh những gì nhộn nhịp và xa hoa nhất của Saint Peterburg vào ban ngày.

Tuy nhiên, đôi lúc không phù hợp với những chiếc xe qua lại vào giờ cao điểm. Phương tiện ở Saint Petersburg đã quá lạc hậu, hầu hết là những loại xe “kinh điển” mà ta nghe đã xa lạ như Vonga, Lát-đa, U-óat…. Những tàu điện cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn còn tồn tại, chúng là cứu cánh cho biết bao người nghèo ở đây, đặc biệt là các nhân viên hưu trí. 

Người Nga có vô số cách để kiếm tiền. Ngay khi xe vừa đỗ ở cổng vườn Cung điện Mùa hè, tôi vô cùng sửng sốt khi nghe thấy Quốc ca Việt Nam rộn ràng. Thì ra một đội kèn đồng mặc trang phục hồi thế kỷ 19, tóc giả trắng toát, đã đứng chờ sẵn ở cổng và hễ cứ thấy du khách nước nào là thổi quốc ca nước đó. Giữa nước Nga xa xôi, được nghe chính Quốc ca nước mình, chẳng ai tiếc gì mà không tặng cho họ vài rúp. Ngay trong sân cung điện cũng có rất nhiều “hoàng tử”, “công chúa” mặc những xiêm y bắt mắt.

Ai cũng muốn chụp ảnh với họ, nhưng hãy cẩn thận vì họ là những nghệ sĩ rất khéo léo. Họ cứ chèo kéo bạn chụp những kiểu ảnh tình tứ thú vị và kết quả là khách vẫn phải trả hai đô la cho một kiểu tạo dáng. Có nhiều người trả tới vài chục USD sau những phút bốc đồng. 

Thái độ của người Nga có phần hơi hàm hồ và thiếu trang nhã. Tôi thường hay bị những người bán đồ lưu niệm chèo kéo. Phần nhiều Maria khuyên tôi đừng mua đồ lung tung, dễ bị bắt chẹt. Thấy vậy, những người bán hàng tỏ vẻ bất bình và réo theo cô bằng những lời lẽ khó chịu. Phục vụ người Nga cũng hay đòi tiền pour boire. Thường tôi vẫn cho họ vài rúp vì những sự giúp đỡ nhiệt tình.

Nhiều người cảm động cảm ơn. Song cũng có lần một nhân viên phục vụ khách sạn nhấc cho tôi chiếc vali từ vỉa hè vào xe. Chỉ có vậy thôi. Tôi cảm ơn. Anh ta đáp lại bằng một câu khó chịu. Tôi hỏi Maria. Cô nhún vai không dịch. Song một người trong đoàn tôi cũng bất bình không kém, đấy là một người đã du học ở Nga nhiều năm. Anh dịch lại cho tôi “Người phục vụ nói rằng: Chỉ cảm ơn không thôi à?”.