- Ở nước ngoài, các loại cơ sở vật chất người ta xếp theo hạng từ 1 đến 5 sao, nhà vệ sinh mà gắn với hai chữ “quốc gia” tôi thấy thế nào ấy. Thế nào là chuẩn quốc gia hả bác?
- Làm sao tôi biết được, chắc là phải sạch sẽ như bệnh viện, được khử trùng tuyệt đối, người ốm mà vào đây “xả xú páp” một lần là khỏi bệnh liền…
- Thế trước đây, ở những địa phương này không có nhà vệ sinh sao?
- Nơi có, nơi không, chủ yếu các cháu ra ruộng, vào rừng hay lên núi “đi” cho mát.
- Có nhà vệ sinh đạt chuẩn cũng tốt. Nhưng sao không dùng số tiền không nhỏ làm nhà vệ sinh chuẩn quốc gia để cải thiện bữa ăn, mua áo ấm cho các cháu, như thế sẽ thiết thực hơn, đáp ứng nhu cầu cấp bách hơn.
- Thì cứ xây nhà vệ sinh hiện đại trước đi, rồi nâng cao mức sống đủ chất dinh dưỡng cho các cháu sau, qui hoạch là phải biết nhìn xa trông rộng chứ.
- Đất nước mình còn nghèo, làm gì thì cũng phải tính toán kĩ càng, cái ăn lo trước, cái ở lo sau. Đã bao đời nay, người dân vẫn dùng nhà vệ sinh tre nứa lá có làm sao đâu. Theo tôi, việc bức thiết nhất lúc này là lo cho các cháu sớm được ăn no mặc ấm. Đến ngay giữa thành thị mà bà con khu phố cổ vẫn phải dùng chung nhà vệ sinh có từ thời Pháp thuộc thì việc các cháu miền núi có nhà vệ sinh đạt chuẩn quốc gia e rằng hơi chướng.