“Đây là dịp cả thế giới biết đến nền văn hóa Việt Nam”

(ANTĐ) - Là một trong những người đầu tiên tham gia vào cuộc khai quật khu di chỉ Hoàng thành Thăng Long năm 2002, từ đó cho tới nay, gắn bó với các hiện vật Hoàng thành  nên khi nhận được tin từ Brazil báo về, Hoàng Thành được công nhận là di sản thế giới, cảm xúc lúc đó của tôi như vỡ òa.

PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam:

“Đây là dịp cả thế giới biết đến nền văn hóa Việt Nam”

(ANTĐ) - Là một trong những người đầu tiên tham gia vào cuộc khai quật khu di chỉ Hoàng thành Thăng Long năm 2002, từ đó cho tới nay, gắn bó với các hiện vật Hoàng thành  nên khi nhận được tin từ Brazil báo về, Hoàng Thành được công nhận là di sản thế giới, cảm xúc lúc đó của tôi như vỡ òa.

Điện thoại cứ liên tục đổ chuông, bạn bè người thân, đồng nghiệp, những người quan tâm tới Di sản Hoàng thành gọi để hỏi thăm, để chúc mừng, vui lắm. Đó không chỉ là niềm vui của những người làm công tác khai quật ở Hoàng thành, đây còn là niềm vui chung của cả đất nước, nhất là khi tin vui này lại đến trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Việc UNESCO công nhận Di sản Hoàng thành Thăng Long là Di sản thế giới không chỉ là dịp để cả thế giới biết đến nền văn hóa lâu đời của Việt Nam, đây còn là hành lang pháp lý để bảo vệ di tích một cách tốt nhất. Không thể trả lời rõ ràng về chương trình hành động bảo tồn di tích, vì tôi chỉ là người làm công tác nghiên cứu, nhưng theo tôi được biết, hiện Ban Quản lý di tích Cổ Loa - Thành cổ cũng đang hoàn thiện Quy hoạch chung của thành cổ, đồng thời đề ra các biện pháp bảo tồn một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, sau năm 2010 sẽ có một kế hoạch nghiên cứu khảo cổ học dài lâu cho di tích đặc biệt quan trọng này.