Chuyên gia chỉ ra ưu tiên hàng đầu khi xây dựng thành phố thông minh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Các dự án thành phố thông minh đang nở rộ khắp châu Á - Thái Bình Dương mà ở đó môi trường đô thị được hiện đại hóa thông qua số hóa và công nghệ. Nhưng các yếu tố nào cần được ưu tiên để theo đuổi mục tiêu xây dựng thành phố thông minh?

Điều gì làm nên sự khác biệt của một thành phố thông minh? Với ông Chew Men Leong, Chủ tịch về Giải pháp Đô thị tại ST Engineering (viết tắt của Singapore Technologies Engineering Ltd, một tập đoàn kỹ thuật và công nghệ toàn cầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, thành phố thông minh cũng như quốc phòng và an ninh công cộng), đó là việc quản lý các nguồn lực một cách hợp lý kết hợp với công nghệ trước những thách thức về giao thông, an ninh hay tài nguyên… để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và đảm bảo tính cạnh tranh về kinh tế ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.

Hệ thống thu vé và cửa tự động tại nhà ga ở Cao Hùng, Đài Loan giúp tạo ra giao thông thông minh, an toàn hơn

Hệ thống thu vé và cửa tự động tại nhà ga ở Cao Hùng, Đài Loan giúp tạo ra giao thông thông minh,

an toàn hơn

Quản lý giao thông thông minh

Những con đường tắc nghẽn không chỉ là vấn đề đau đầu của người dân thành phố mà còn là nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải carbon. Một mạng lưới vận tải đa phương thức được tích hợp tốt, thông minh có thể giúp tối đa hóa việc sử dụng phương tiện và định hình các mô hình di chuyển để giảm tác động đến môi trường. “Mục tiêu cuối cùng là có được khả năng kết nối lớn hơn cho phép vận chuyển thông suốt từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả trong khung thời gian hợp lý hơn”, ông Chew Men Leong nói.

Các giải pháp quản lý giao thông và tàu điện ngầm thông minh của ST Engineering đã được triển khai trên khắp châu Á, Trung Đông đến Mỹ. Ví như tại Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc), ST Engineering cung cấp giải pháp quản lý tàu điện ngầm thông minh cho Dự án Mở rộng Tuyến đường sắt Đỏ Cao Hùng, một dự án cơ sở hạ tầng đường sắt quan trọng. Chúng bao gồm hệ thống thông tin liên lạc và SCADA, hệ thống tín hiệu, hệ thống thu giá vé cũng như các cửa tự động tại sân ga. Bên cạnh đó, bao phủ hơn 500km đường ở đô thị Dubai, hệ thống quản lý giao thông thông minh của công ty đang giúp cơ quan giao thông địa phương thu thập thông tin giao thông theo thời gian thực và tự động hóa việc quản lý ứng phó sự cố. Hệ thống cũng sử dụng trí thông minh nhân tạo để dự đoán luồng giao thông trước 1 tiếng đồng hồ và đề xuất các biện pháp can thiệp. Còn tại Mỹ, công ty con TransCore của ST Engineering triển khai hệ thống định giá tắc đường đầu tiên của thành phố New York. Bằng cách thu phí với phương tiện di chuyển vào khu thương mại Lower Manhattan, chính quyền thành phố hướng tới mục tiêu giảm tắc nghẽn và giảm lượng khí thải carbon.

Các tiện ích số hóa, hiệu quả

Các thành phố thông minh cũng cần quản lý các nguồn tài nguyên quan trọng như năng lượng và nước một cách hiệu quả, thay vì chỉ nhân rộng nguồn cung để hướng tới phát triển bền vững. Đơn cử là hệ thống chiếu sáng đường phố. Ngoài việc thay thế bóng đèn bằng đèn LED tiết kiệm năng lượng, đèn đường có thể được trang bị các cảm biến có thể giảm độ sáng khi giao thông giảm vào buổi tối, tiết kiệm năng lượng tới 20 - 40%. Các cảm biến này cũng có thể cung cấp thông tin cảnh báo cho các cơ quan chức năng khi cần bảo trì, duy trì hiệu suất hoạt động. Thành phố Rio de Janeiro, Brazil đã có dự án Smart Rio để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng chiếu sáng công cộng. Nó sẽ cung cấp công nghệ mạng và cơ sở hạ tầng internet vạn vật cho khoảng 300.000 đèn đường thông minh. Việc cải tạo này dự kiến sẽ giảm sử dụng năng lượng tới 60%, giảm lượng khí thải carbon.

Thành phố thông minh cũng có thể sử dụng công nghệ mạng tiên tiến để kết nối hệ thống chiếu sáng đường phố và đồng hồ đo nước với phần mềm quản lý, phân tích dữ liệu và cảm biến để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó hiệu quả hơn. “Hãy tưởng tượng một nền tảng tích hợp thu thập dữ liệu về nhiều chức năng của thành phố thông minh như chiếu sáng đường phố, bãi đậu xe ngoài trời và trong nhà, hoạt động văn phòng và quản lý tài sản… Tất cả giúp xác định cách thức và thời điểm can thiệp để làm cho các tiện ích hiệu quả hơn và bền vững hơn”, ông Chew Men Leong giải thích.

Hệ thống an ninh thông minh

Ngoài các thách thức về vật lý, các thành phố còn phải đối mặt với mối đe dọa trong cả lĩnh vực trực tuyến và công nghệ có thể mang lại sự đảm bảo an ninh này.

Sử dụng công nghệ xác minh danh tính sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và robot để hỗ trợ các hoạt động không tiếp xúc là tiêu chuẩn mới khi các thành phố nổi lên từ đại dịch Covid-19. Ví dụ, công nghệ sinh trắc học được triển khai để đảm bảo an ninh tại các điểm ra vào sân bay, đồng thời tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng không và giảm bớt gánh nặng hoạt động cho nhân viên sân bay. Ví dụ, chỉ cần lắp một cổng điện tử sinh trắc học có thể xác minh chính xác danh tính của khách du lịch để thông quan biên giới nhanh chóng.

Một giải pháp khác đang được thử nghiệm là Hệ thống thông quan tự động cho hành khách trên ô tô thế hệ mới tại các cửa khẩu biên giới đất liền. Thông qua sinh trắc học tiên tiến, hệ thống cho phép xác thực đáng tin cậy danh tính hành khách trên ô tô đồng thời cung cấp quy trình thông quan nhập cư liền mạch, an toàn và bảo mật hơn.

Chuyên gia hàng đầu của ST Engineering chỉ ra rằng, mỗi thành phố đều có những nhu cầu và hoàn cảnh riêng, vì thế các nhà quy hoạch thành phố cần cân nhắc những điều này khi lựa chọn áp dụng công nghệ.