Anh muốn đến địa chỉ xem người muốn mua đàn đó như thế nào. Và đó là một căn nhà lụp xụp, rách nát của hai bà cháu nuôi gà. Người bà gầy gò luôn tay với đàn gà còn cô cháu gái khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá chằng chịt. Người bà cứ nắm lấy tay Han và hứa rằng, bà sẽ trả 10 đô la mỗi tháng cho tới khi đủ tiền. Bà khẩn khoản hãy bán đàn cho cháu bà, con bé rất có năng khiếu về âm nhạc.
Hai năm sau, Han mở được một cửa hiệu bán piano.Sau khi đăng quảng cáo, anh lại nhận được tấm bưu thiếp của bà cụ y như hai năm trước. Anh xúc động nhưng vì cửa hàng mới mở, vốn ít nên cũng phải phớt lờ tấm bưu thiếp. Cho đến một ngày, trong số đàn mới nhập về có một chiếc màu gụ. Han quyết định gửi nó đi và anh coi như mình đã cho không một cây đàn vì anh không chắc sẽ nhận được số tiền tương đương 52 tháng nếu trả mỗi tháng 10 đô la.
Thế nhưng sau đó, Han nhận 10 đô la mỗi tháng đều đặn, đôi khi không chỉ có tiền giấy mà cả những đồng xu được dán băng dính vào bưu thiếp.
Hơn 10 năm sau, một lần đi công việc ở Memphis, trong lễ hội đường phố, Han được nghe tiếng đàn piano hay chưa từng thấy do một cô gái xinh đẹp đang chơi. Điều ngạc nhiên hơn cả, sau khi nói chuyện, Han nhận ra đó chính là cô bé mặc váy trong căn nhà rách nát của bà cụ nuôi gà ngày trước. Cô gái kể, từ khi được bà mua cho chiếc đàn piano màu gụ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã trở thành nghệ sỹ piano có tiếng còn người bà thì đã mất.
Han xúc động hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng Han thì hiểu, đó chỉ có thể là tình yêu, tình yêu lớn lao của người bà nghèo đã dành cho cháu mình.