“Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”

Xử lý nghiêm tour trốn thuế, tạo sân chơi công bằng cho doanh nghiệp lữ hành

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Sáng nay, 9/1, Bộ VHTTDL phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”. Hội nghị được tổ chức ngay sau thời điểm Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng chống dịch và xuất nhập cảnh từ ngày 8/1/2023.

Thị trường Trung Quốc chiếm 20% doanh thu du lịch toàn cầu

Theo ông Vũ Thế Bình – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Trung Quốc hiện là thị trường du lịch outbound lớn nhất thế giới, chiếm 20% doanh thu du lịch toàn cầu. Với chính sách zero Covid, trong 3 năm liên tiếp, Trung Quốc đã đóng cửa, vì vậy thế giới cũng không đón được khách du lịch Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất, cả về inbound và outbound. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Số người dân Việt Nam đi du lịch Trung Quốc đạt 4,5 triệu lượt cũng đứng đầu danh sách khách outbound của Việt Nam.

Hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”. Hội nghị được tổ chức ngay sau thời điểm Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng chống dịch và xuất nhập cảnh từ ngày 8/1/2023.

Hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”. Hội nghị được tổ chức ngay sau thời điểm Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng chống dịch và xuất nhập cảnh từ ngày 8/1/2023.

Thời điểm trước khi dịch Covid gây khủng hoảng trên toàn thế giới, quá trình đón và phục vụ khách Trung Quốc đã xảy ra nhiều vấn đề, trong đó là tour "giá rẻ 0 đồng", xuất hiện các công ty núp bóng, hướng dẫn viên là người nước ngoài, lừa đảo trong mua bán hàng hóa, các cửa hàng, khách sạn, công ty lữ hành chui đã làm cho việc đón và phục vụ khách Trung Quốc ở nhiều nơi lộn xộn, không quản lý được, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam bị hiểu sai.

“Những việc làm trên đã gây bức xúc cho xã hội, làm ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành du lịch, cho hình ảnh đất nước”- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình ông Bình nhấn mạnh.

"Cần có lộ trình mở cửa đón khách tăng dần phù hợp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách"- nhiều đại biểu đưa ra quan điểm tại Hội nghị

"Cần có lộ trình mở cửa đón khách tăng dần phù hợp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách"- nhiều đại biểu đưa ra quan điểm tại Hội nghị

Tham dự hội nghị, ông Nguyễn Trùng Khánh- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng, việc tổ chức Hội thảo “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”, kịp thời và phù hợp với bối cảnh Trung Quốc cho phép mở lại các hoạt động du lịch từ ngày 8/1/2023. Điều đó cũng có nghĩa du lịch Việt Nam chuẩn bị đón một lượng lớn khách nước ngoài là người Trung Quốc sau hơn 2 năm bị hạn chế vì lý do đại dịch.

Năm 2022, khách du lịch nội địa đạt trên 101 triệu lượt, tăng 68% so với kế hoạch năm và tăng 19% so năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt hơn 23% so với kế hoạch năm 2022.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa phục hồi. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,6 triệu lượt, đạt 70% kế hoạch năm, nhiều doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ vẫn còn hoạt động khó khăn.

Thế nhưng, bên cạnh những cơ hội lớn luôn tồn tại song song là những thách thức không nhỏ. 3 năm đại dịch COVID-19 đã mang đến rất nhiều thay đổi từ nội tại ngành du lịch như sản phẩm, dịch vụ du lịch, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... cho đến đối tượng khách hàng, thói quen, nhu cầu, sở thích, cũng như phương thức tiếp cận... Trên thực tế, sau đại dịch COVID-19, nhiều thói quen và nhu cầu đi du lịch của du khách trên toàn thế giới đã có nhiều thay đổi. Trong đó khách Trung Quốc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.

Hình ảnh tại cửa khẩu Móng Cái, sáng ngày 9-1-2023 (ảnh Thanh Hà)

Hình ảnh tại cửa khẩu Móng Cái, sáng ngày 9-1-2023 (ảnh Thanh Hà)

Để chuẩn bị cho việc đón khách Trung Quốc trở lại, góp phần tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, ông Nguyễn Trùng Khánh đề nghị các địa phương, doanh nghiệp cần quan tâm điều kiện thuận lợi về các thủ tục nhập cảnh, đi du lịch Việt Nam bằng đường bộ, đường không và đường thủy một cách thuận tiện nhất có thể. Đặc biệt là các địa phương có biên giới tiếp giáp Trung Quốc và giàu tiềm năng du lịch như tỉnh Quảng Ninh.

Các địa phương, công ty du lịch chủ động kết nối, mở lại các đường bay thương mại tới các thành phố lớn, đặc biệt là những sân bay, thành phố trước đây là những trạm trung chuyển khách Trung Quốc đến Việt Nam sôi động nhất; xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu và tính chất đặc thù riêng của du khách Trung Quốc sau đại dịch.

Cửa khẩu Móng Cái sáng 9-1-2023

Cửa khẩu Móng Cái sáng 9-1-2023

Các địa phương cần đầu tư chỉnh trang, hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất như cầu cảng, cửa khẩu, sân bay, khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan du lịch...Nhất là những cơ sở vật chất xuống cấp do điều kiện khí hậu không tốt và tần suất sử dụng thấp trong thời gian diễn ra đại dịch.

Kết nối thị trường, xúc tiến, quảng bá, các địa phương, doanh nghiệp có kế hoạch, đầu tư, kết nối lại thị trường, kết nối với các địa phương, doanh nghiệp, đối tác Trung Quốc trong việc giới thiệu, tổ chức cho khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam; tổ chức các chương trình gặp gỡ, khảo sát, giới thiệu sản phẩm, du lịch, đón các đoàn famtrip, KOL từ thị trường Trung Quốc...

Lộ trình phù hợp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách

Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam nêu quan điểm, cần có lộ trình mở cửa đón khách tăng dần phù hợp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách; Xây dựng các biện pháp tăng cường quản lý về du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong nước phát triển, cạnh tranh lành mạnh. Kiên quyết xử lý tình trạng tổ chức du lịch chui, cho mượn pháp nhân ăn chênh lệch, trốn thuế, tạo điều kiện thông thoáng về chính sách xuất nhập cảnh.

Cũng theo ông Cao Trí Dũng, nên khôi phục mạng lưới các đường bay thường lệ, charter có triển vọng thu hút khách đến một số địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc…Tăng cường công tác quảng bá điểm đến Việt Nam tại các địa phương có đường bay trực tiếp và các địa phương lân cận có đường bộ đến Việt Nam thuận tiện. Triển khai các chiến dịch truyền thông trên các kênh mạng xã hội, nền tảng công nghệ thịnh hành ở Trung Quốc hiện nay như Weibo, Tik Tok, WeChat, QQ, Baidu,...

Ông Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Công ty lữ hành Tictour khẳng định, “tour 0 đồng”, tour trốn thuế cần phải được xử lý, tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp lữ hành, cần thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ...