- Cứu bảo vật quốc gia "Vườn xuân Trung Nam Bắc", cách nào cũng khó!
- Ban nhạc được cấp Giấy chứng nhận "Thương hiệu Quốc gia Peru" tới Việt Nam
- Họa sỹ Đinh Thu Mai "thề độc" không "đạo" tranh của Hà Hùng Dũng
Đây là thông tin được GS Bùi Quang Thanh chia sẻ tại buổi ra mắt cuốn sách "Dòng tranh dân gian Đông Hồ" của nhóm nghiên cứu Thu Hòa, Trịnh Sinh và Lê Bích vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo đó, tranh của làng Đông Hồ đa dạng về đề tài, nguyên vật liệu sử dụng cũng độc đáo và theo kỹ thuật riêng. Cũng theo thống kê, hàng nghìn bản khắc đang được lưu trữ tại 3 gia đình nghệ nhân đang gắn bó với nghề tranh tại làng Đông Hồ, nhưng phần lớn để phủi bụi, bởi đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam, trong đó có tranh dân gian, là đang gặp thách thức lớn về đầu ra. Thế hệ nghệ nhân có năng lực chạm khắc càng ngày càng ít đi, số người chạm khắc bản mới rất ít, nguyên liệu làm tranh ngày càng hiếm.

Tranh dân gian Đông Hồ
“Hiện nay ở làng Đông Hồ chỉ còn 3 gia đình các nghệ nhân say mê với nghề và chỉ có 34 người. Nghề làm tranh có những bí quyết, nhiều công đoạn, không phải mở lớp là đào tạo ra được lớp kế cận”, GS Bùi Quang Thanh cho biết.
Tuy nhiên, gần đây nghề làm tranh đã nhận được sự quan tâm của tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ lên tới 91 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2018 – 2020. Theo đó, Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ tại xã Song Hồ và xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) với diện tích sử dụng đất hơn 19.000m2, gồm nhà truyền thống, nhà giới thiệu quy trình làm tranh, tu bổ nhà thờ, mở lại chợ tranh ngay tại đình... Nghệ nhân tranh dân gian cũng tự thân vận động tham gia hội chợ, triển lãm trên toàn quốc... Nhờ đó, khách du lịch trong và ngoài nước đến làng tranh ngày một tăng lên.
“Tháng 12 năm nay, hồ sơ sẽ trình ra Hội đồng di sản quốc gia thẩm định, xét duyệt, trước khi hoàn thiện và trình lên Thủ tướng. Tuy nhiên, hồ sơ này hiện đang phải “xếp hàng”, bởi tháng 12/2019, UNESCO sẽ bỏ phiếu cho hồ sơ Then Tày, Nùng, Thái; tháng 12/2020 là nghệ thuật Xoè Thái; rồi nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm; sau đó mới đến tranh dân gian Đông Hồ”, GS.TS Bùi Quang Thanh cho biết.