- Bị công ty điều chuyển sai, có quyền không thực hiện
- 11 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của nạn nhân
- Người lao động có thể nghỉ việc không cần lý do?
Luật sư Lê Hồng Vân - Công ty Luật TNHH Labor Law. Địa chỉ: Phòng 702 tòa nhà Viện công nghệ mới, số 8 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Trong trường hợp này, K đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của anh nên anh hoàn toàn có quyền yêu cầu anh K bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Mức bồi thường không vượt quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
Ngoài các khoản trên, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức bồi thường không vượt quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trong trường hợp đã được yêu cầu nhưng anh K vẫn không bồi thường thì anh hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa theo quy định tại khoản 6 điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.