- Vờ làm quen để cắt trộm tóc, phạm tội gì?
- Gặp tai nạn "trấn" tài sản phạm tội gì?
- Đầu độc người khác phạm tội gì?
Theo trình bày của chị, việc Công ty X ra quyết định điều chuyển chị sang một công việc khác đến thời hạn 10-6-2017 là không có căn cứ pháp luật. Bởi lẽ, một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 - Bộ luật Lao động năm 2012 đó là “thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận khác với người lao động...”.
Như vậy khi giữa chị và Công ty X đã giao kết một hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì Công ty X phải có nghĩa vụ tôn trọng toàn bộ các điều khoản đã thỏa thuận trong HĐLĐ đó, bao gồm cả công việc đã thỏa thuận là phó phòng hành chính nhân sự.
Công ty chỉ có thể điều chuyển chị làm nhân viên phòng kinh doanh (hoặc công việc khác) trong các trường hợp được quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Sự cố điện, nước; Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Mặt khác, cũng tại khoản 2 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định: “Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động”.
Như vậy, trong trường hợp của chị, Quyết định của Công ty X điều chuyển chị sang làm công việc khác chỉ có căn cứ khi Công ty X chứng minh được tại thời điểm có hiệu lực của Quyết định, Công ty đang trong trường hợp có nhu cầu sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định trong nội quy đã ban hành của Công ty.
Luật sư Lê Hồng Vân Công ty Luật TNHH Labor Law (Địa chỉ: Phòng 702 tòa nhà Viện Công nghệ mới, số 8 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội)
Bên cạnh đó, theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP: “Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản”.
Theo thông tin chị cung cấp, công ty điều chuyển chị làm công việc khác trong thời hạn 6 tháng. Như vậy, việc điều chuyển này đã quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Chính vì vậy, một trong những điều kiện để công ty có thể ra quyết định điều chuyển trong trường hợp này đó là phải có sự đồng ý bằng văn bản của chị.
Trong trường hợp chị không đồng ý với quyết định điều chuyển trên thì công ty hoàn toàn không có quyền điều chuyển chị làm công việc nhân viên phòng kinh doanh. Từ những phân tích ở trên, việc chị không đồng tình với quyết định điều chuyển của công ty là hoàn toàn có cơ sở và chị hoàn toàn có quyền không thực hiện quyết định đó.