Phát động cuộc thi sáng tác về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Sáng nay, 1/12, Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 5 (2022-2025)

Tới dự lễ phát động có: Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo cuộc thi; Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Minh Nhựt; Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cùng đại diện các lãnh đạo các ban, ngành.

Đây là cuộc thi sáng tác văn học nhằm tạo điều kiện cho các nhà văn, những người cầm bút trong và ngoài lực lượng CAND viết về hình tượng người chiến sĩ Công an đẹp trong lòng dân, về gương người tốt, việc tốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Thông qua các tác phẩm văn học, công chúng hiểu được cuộc sống, chiến đấu, sự hy sinh thầm lặng, gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí của cán bộ, chiến sĩ CAND, những chiến công của quần chúng nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Thực tế cho thấy đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” đã và đang là đề tài hấp dẫn, được nhiều cây bút quan tâm, khai thác và cũng được nhiều người đọc yêu thích, đón nhận. Các chuyên án, vụ án nổi tiếng, kinh điển của lực lượng CAND trong suốt chặng đường gần 80 năm qua đã được các nhà văn khai thác, sáng tạo thành tác phẩm văn học có giá trị. Những tác phẩm ấy không chỉ để lại dấu ấn đậm nét đối với dòng văn học CAND, mà còn trở thành chất liệu giúp các nhà biên kịch, nhà làm phim sáng tạo những tác phẩm điện ảnh có giá trị.

Nhiều bộ phim truyền hình, điện ảnh được chuyển thể từ các tác phẩm văn học đã mang đời sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ CAND đến gần hơn với đông đảo quần chúng nhân dân: Một thế giới không có đàn bà (dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Bùi Anh Tấn), Sát thủ online (dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Xuân Thủy), Hương ga (dựa theo tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyễn Đình Tú), Chạy án (dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Như Phong), Những cánh hoa bay (dựa trên tiểu thuyết “Hoa bay” của Chu Thanh Hương Bão ngầm (dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Đào Trung Hiếu)…

Bên cạnh đó, giá trị của cuộc thi đã góp phần không nhỏ tạo nên dòng văn học Công an nhân dân trong dòng chảy văn học nước nhà.

Phát biểu tại Lễ Phát động, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo cuộc thi cho biết: “Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an mong muốn sau khi tổng kết, thông qua các tác phẩm dự thi sẽ tái hiện sinh động khí thế cách mạng của các tầng lớp Nhân dân trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phản ánh sinh động những chiến công, thành tích, khắc họa nên hình tượng cao đẹp của người cán bộ chiến sĩ công an nhân dân: tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Đó sẽ là những tác phẩm phản ánh sinh động về cuộc chiến đấu âm thầm, lặng lẽ, gian khổ nhưng rất vinh quang của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, những chiến công đã tô thắm truyền thống vẻ vang trong suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CAND…”

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo cuộc thi phát biểu tại Lễ phát động

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo cuộc thi phát biểu tại Lễ phát động

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cho biết thêm, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà văn tiếp cận được thực tế để có sự đồng cảm với những nhiệm vụ trong công tác bảo đảm an ninh trật tự của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, từ đó, tạo thành sức mạnh hun đúc nên những tác phẩm văn học có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”, góp phần tuyên truyền sâu rộng để nhân dân thấu hiểu, tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, giữ vững ổn định chính trị để tiến hành công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn chia sẻ, việc tổ chức cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc, và bình yên cuộc sống” là công việc quan trọng và được sự quan tâm rất cao của Lãnh đạo Bộ Công an và các đơn vị liên quan.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn chia sẻ, việc tổ chức cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc, và bình yên cuộc sống” là công việc quan trọng và được sự quan tâm rất cao của Lãnh đạo Bộ Công an và các đơn vị liên quan.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn chia sẻ, việc tổ chức cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc, và bình yên cuộc sống” là công việc quan trọng và được sự quan tâm rất cao của Lãnh đạo Bộ Công an và các đơn vị liên quan. Bởi lẽ, văn học bước đến không phải là để liệt kê các chiến công, thành tích của lực lượng công an. Văn học bước đến làm hiển lộ vẻ bên trong những người chiến sĩ công an, những người lặng lẽ trên nhiều lĩnh vực bảo vệ an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống. Lực lượng công an từng ngày được người dân hiểu nhiều hơn, nhưng chúng ta cần người dân phải hiểu nhiều hơn nữa. Trong thời chiến là đối mặt với kẻ thù, giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Còn trong thời bình, các cán bộ chiến sĩ công an cũng bước vào cuộc đấu tranh cao nhất là sống và chết trong một nghĩa khác, đó là trước sự cám dỗ của kẻ thù, cám dỗ của đời sống. Đó còn là một cái chết mà đôi khi người ta không nhận rõ ra, nó nguy hiểm hơn cả một cái chết khi phải đối mặt với kẻ thù trong chiến tranh… Chính vì tất cả những điều đó, văn học phải có nhiệm vụ xác lập, hé lộ tất cả những chiến công và sự hy sinh cao cả của cán bộ chiến sĩ công an trong lực lượng.

Trong cuộc thi sáng tác văn học về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 5, Bộ Công an sẽ nghiên cứu và tạo điều kiện để các nhà văn, tác giả có thể thuận tiện tiếp cận hồ sơ vụ án đã giải mật, những nhân vật trực tiếp tham gia các chuyên án, những mảnh đời, chuyện nghề… làm chất liệu trong các sáng tác; với mong muốn các tác phẩm tạo hiệu ứng tốt cho xã hội, giúp người dân hiểu công an hơn, yêu công an hơn. Ngoài ra, Ban tổ chức cuộc thi chú trọng mở rộng đề tài về các vấn đề an ninh phi truyền thống: mối đe dọa về khủng bố, về dân tộc, tôn giáo cực đoan, suy thoái môi trường, thiên tai, địch họa, mối đe dọa về dịch bệnh, thất nghiệp, đói nghèo…

Theo đó, tác phẩm dự thi thuộc thể loại tiểu thuyết, truyện ký và ký; là tác phẩm chưa xuất bản hoặc chưa in trọn vẹn trên các báo, tạp chí. Bản thảo dự thi được đánh máy rõ ràng, một mặt trên khổ giấy A4 hoặc được gửi đến Ban Tổ chức dưới dạng file mềm. Dung lượng tối thiểu từ 50.000 từ (80 trang A4). Mỗi tác giả có thể gửi một hoặc nhiều tác phẩm dự thi và có thể gửi một hoặc nhiều lần.

Ban Tổ chức bắt đầu nhận bản thảo dự thi sau lễ phát động và kết thúc ngày 15 tháng 4 năm 2025 (theo dấu bưu điện hoặc thời gian gửi email). Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 8/2025. Địa chỉ nhận tác phẩm: Nhà Xuất bản CAND, số 100 Yết Kiêu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Email:xuatbancongan@gmail.com)