Trong giai đoạn kháng chiến, tranh cổ động đã trở thành một loại vũ khí sắc bén, truyền đạt kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, cổ vũ quần chúng nhân dân hoàn thành nhiệm vụ. Những bức tranh cổ động đầu tiên ra đời cũng trong giai đoạn chiến đấu sục sôi của dân tộc, với sự tham gia thế hệ họa sỹ tên tuổi như: Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị…
Tranh cổ động chào mừng 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1984) ấn hành năm 1984
Các bức tranh cổ động trong giai đoạn 1946-1954 được Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày tại triển lãm được in thủ công, trên đá (litô), trên bản khắc gỗ, một số ít in trên đất, sử dụng giấy được làm từ tre nứa các chiến khu tự sản xuất. Đa phần những bức tranh này đều khuyết danh tác giả, nhưng đều là những bằng chứng lịch sử chân thực, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật của dòng tranh này, đồng thời khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Một số hình ảnh tại triển lãm:
Tranh cổ động phong trào ghi tên chuẩn bị tổng phản công năm 1949
Bức ký họa "Đồng chí Hoàng Quốc Việt trên đường hành quân nghỉ chân trên đỉnh núi Hồng" của họa sỹ Phan Kế An vẽ ngày 20-11-1947
Máy in được chế tạo để in báo, truyền đơn, tranh cổ động