Không gian nghệ thuật gợi nhắc về đạo hiếu trong "Ơn nghĩa sinh thành"

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - "Ơn nghĩa sinh thành" được báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức thường niên vào mùa Vu lan báo hiếu. Năm nay, chương trình được thực hiện với quy mô lớn, thu hút dàn nghệ sĩ tên tuổi tham gia trình diễn. Sự kiện vừa khép lại vào tối qua 24-8 tại Hà Nội.

Đến dự chương trình có đồng chí Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; ông Lê Quốc Minh - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; bà Phạm Thị Thanh Mai - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội...cùng đại diện các bộ, ban, ngành và đông đảo giới truyền thông, khán giả yêu nghệ thuật. Tất cả các khách mời đều được ban tổ chức trân trọng gài lên ngực trái những bông hoa hồng để mọi người đều cảm nhận được sâu sắc hơn ý nghĩa sâu sắc của chương trình, gợi nhắc về đạo hiếu, về niềm hạnh phúc khi có cha và mẹ trên đời.

Chương trình năm nay quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng tham gia trình diễn như: Tùng Dương, Quang Dũng, Hiền Thục, Minh Quân, Sao mai Ngọc Ký, Sao mai Thu Thủy, Lê Anh, Lê Trang, Ngọc Khánh Chi (Á quân chương trình "Gương mặt thân quen 2022")... Các ca sĩ đã chọn thể hiện các ca khúc về tình mẫu tử, tình phụ tử gắn với tên tuổi của mình, chạm đến trái tim người nghe, mang lại những cảm xúc đặc biệt. Ca sĩ Tùng Dương

“Từ trước đến nay, tôi và mẹ đều là người mạnh mẽ, cá tính nên khắc khẩu, bất đồng quan điểm trong nhiều chuyện nhưng mẹ luôn lặng lẽ ủng hộ, chăm lo cho tôi trong những buổi diễn. Mẹ tôi luôn dặn tôi rằng: con hãy luôn khiêm cung, chan hoà, hãy luôn đưa tinh thần đức độ và nhân văn vào trong nghệ thuật của chính mình cũng như cuộc sống thực tế ngoài đời. Điều đó mới là quan trọng nhất chứ không phải là những sự thành công bề nổi.” - ca sĩ Tùng Dương chia sẻ trên sân khấu đêm diễn.

Với quy mô tổ chức và dàn dựng công phu, cùng sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, chương trình đã mang lại không gian âm nhạc sâu lắng, giàu xúc cảm, ngợi ca công ơn của cha mẹ, góp phần gìn giữ những giá trị nhân bản trong truyền thống của người Việt Nam, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, nhắc nhở bổn phận làm con phải làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn với công lao sinh thành, dưỡng dục của bậc thân sinh ra mình.

Chương trình gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 đưa khán giả đến với không gian của “Mùa hiếu hạnh” với giọng đọc truyền cảm, lôi cuốn của NSƯT Lê Chức. Hoạt cảnh mở đầu nói lên tinh thần của chương trình. Vu lan là dịp để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên, nhắc nhở bổn phận làm con phải làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn. Ngày nay, Vu lan không chỉ là nghi lễ riêng của Phật giáo mà đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.

Chương 2 gồm các ca khúc, câu chuyện xúc động ca ngợi công ơn sinh dưỡng của cha mẹ, những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn như: Lòng mẹ, Cha già rồi đúng không, Ca dao mẹ, Mẹ yêu con, Cha và con, Ước mơ của mẹ, Nơi ấy có cha... Chương 3 truyền đi bức thông điệp ý nghĩa với nội dung cha mẹ là người cho ta cᴜộc sống, dạy ta những bước đi đầu tiên tɾong đời và cũng là người sẵn sàng đón nhận ta khi vấp ngã, bị thương tích không đủ sức bước đi. Sau tất cả, ngoài kia dù sóng gió đến đâu, thì khi trở về nhà, vẫn còn những người sẵn sàng ôm ấp, che chở, tha thứ cho ta vô điềᴜ kiện. Đó chính là gia đình, là nơi không thể rời bỏ nhaᴜ, và lᴜôn tìm thấy nhau trong mọi nghịch cảnh.

Đặc biệt, tiểu phẩm “Báo hiếu” do các diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn đề cập đến tình trạng rất đáng lên án trong xã hội, đó là đùn đẩy trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Vấn đề này chưa bao giờ là cũ và vẫn luôn nhức nhối trong xã hội. Thông qua tiểu phẩm này, những người thực hiện chương trình muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về đạo nghĩa, tình cảm gia đình để mỗi người xem sẽ rút ra những bài học cho riêng mình.

Đại diện ban tổ chức cho biết, mỗi câu chuyện âm nhạc là một tiếng lòng chạm đến trái tim của mỗi người. Đây là giây phút để những người thân yêu được ngồi lại với nhau, lắng nghe lời ca tiếng nhạc để cảm nhận không khí gia đình hay những người con ở bốn phương được gửi gắm nỗi nhớ mong của mình với cha mẹ già nơi quê nhà yêu dấu.

Tại chương trình, ban tổ chức cũng trao quà tới 20 tấm gương “Người con hiếu thảo” tiêu biểu có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Trước đó, báo Tuổi trẻ Thủ đô - đơn vị sáng lập và tổ chức chương trình đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như: tặng quà tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ngãi, các cựu tù chính trị Côn Đảo; tặng xe đạp cho các cháu học sinh nghèo tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh); thăm hỏi trao quà tới người già neo đơn tại đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội…Chuỗi hành trình được tổ chức với tấm lòng trân trọng, sự tri ân của người trẻ, lan tỏa với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.