Hướng về nơi đất Tổ thiêng liêng

(ANTĐ) - Trước ngày giỗ Tổ khởi đầu cho năm Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1.000 tuổi, quỹ xã hội hóa tu bổ đền Hùng được thành lập như sự tri ân của các thế hệ con dân nước Việt hướng về nơi đất Tổ thiêng liêng. Dù hôm nay 2-1-2010 mới chính thức ra mắt tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhưng đã quỹ nhận được rất nhiều sự đóng góp quý báu. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là người đầu tiên đóng góp vào quỹ này. Trước giờ ra mắt, phóng viên Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện với ông Đào Trọng Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thần Châu Ngọc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ tu bổ đền Hùng.

Hướng về nơi đất Tổ thiêng liêng

(ANTĐ) - Trước ngày giỗ Tổ khởi đầu cho năm Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1.000 tuổi, quỹ xã hội hóa tu bổ đền Hùng được thành lập như sự tri ân của các thế hệ con dân nước Việt hướng về nơi đất Tổ thiêng liêng. Dù hôm nay 2-1-2010 mới chính thức ra mắt tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhưng đã quỹ nhận được rất nhiều sự đóng góp quý báu. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là người đầu tiên đóng góp vào quỹ này. Trước giờ ra mắt, phóng viên Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện với ông Đào Trọng Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thần Châu Ngọc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ tu bổ đền Hùng.

Thiết kế bức tranh gốm “Ngày hội non sông đất Tổ” công trình đầu tiên của Quỹ tu bổ đền Hùng
Thiết kế bức tranh gốm “Ngày hội non sông đất Tổ” công trình đầu tiên của Quỹ tu bổ đền Hùng

- PV: Lần đầu tiên một quỹ xã hội hóa được thành lập, ông có thể cho biết nguyên do từ đâu mà Ban sáng lập quỹ lại có ý tưởng này?

- Ông Đào Trọng Cường: Ý tưởng thành lập quỹ được khởi  nguồn từ nguyện vọng của người dân và của bà con Việt kiều cũng như nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tâm nguyện muốn làm một việc gì đó để tri ân với đất Tổ - nơi đã tạo dựng trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam lòng tự hào về “Các vua Hùng đã có công dựng nước”. Hướng về cội nguồn và đạo nghĩa thờ phụng tổ tiên đã nằm trong truyền thống lâu đời của người Việt, một nét văn hóa đáng quý của người Việt. Tôi là một doanh nhân nên cũng gặp gỡ bạn bè trong giới doanh nhân và thấy rất nhiều người có nguyện vọng muốn đóng góp công sức, trí tuệ, ý tưởng và kể cả tài chính vào đền thờ vua Hùng, bên cạnh đó, khi các bà con lên vùng đất Tổ thắp hương cũng có tâm sự và tâm nguyện như vậy. Chính vì vậy chúng tôi thấy rằng thành lập một quỹ xã hội hóa sẽ là một việc làm tốt để cùng với Nhà nước trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản mà cha ông ta đã để lại. Từ đó, những thành viên sáng lập đã đề xuất lên UBND tỉnh Phú Thọ. Nhận thấy đây là nhu cầu là thiết thức để các tổ chức xã hội hóa cùng với Nhà nước bảo vệ di sản nên tỉnh đã đồng ý và quyết định thành lập quỹ tu bổ đền Hùng. Và chỉ trong thời gian 2 tháng quỹ đã được thành lập để ra mắt vào hôm nay.

- Cho đến thời điểm này, quỹ đã nhận được sự hưởng ứng, đóng góp như thế nào?

- Mặc dù bây giờ mới chính thức ra mắt nhưng quỹ đã nhận được nhiều đóng góp quý báu. Trong đó, điều làm chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và xúc động là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đóng góp đầu tiên, người thứ hai là nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Khi tôi có công văn gửi lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng cũng rất vui mừng và có lẵng hoa chúc mừng. Bên cạnh đó, quỹ cũng nhận được rất nhiều sự đóng góp của nhiều cán bộ cấp cao, những cán bộ công chức và cả những người dân. Khi tôi đến mọi nơi gửi giấy mời và kèm theo cả phiếu công đức, tôi nhận thấy mọi người rất vui mừng, hoan hỉ, điều đó được thể hiện từ trong ánh mắt, đến cử chỉ khiến tôi rất xúc động. Người góp nhiều, người góp ít, nhưng một đồng thì cũng rất đáng quý, bao nhiêu cũng là tấm lòng.

- Bước đầu quỹ đã nhận được sự đóng góp rất đáng quý, nhưng trước khi thành lập quỹ ông có tin rằng quỹ sẽ nhận được sự hưởng ứng của người dân?

- Tôi có niềm tin kỳ lạ lắm. Tính cách của tôi khi đã không nhận thì thôi, nhưng khi tôi đã nhận làm là tôi làm quyết liệt. Bất cứ làm việc gì mà có niềm tin thì việc sẽ thành công. Cho đến thời điểm này, quỹ đã chính thức ra mắt, thực tế đã trả lời, niềm tin đã đúng, và đã được những người dân thừa nhận. Đó là điều làm tôi thấy hạnh phúc!

- Song để quỹ được tồn tại lâu dài cũng là việc hết sức khó khăn. Ông có nghĩ đến điều đó không và tại sao biết là khó nhưng ông vẫn làm?

- Khi quyết định làm việc này, tôi phải tự hiểu được mình có đủ uy tín không, mình có đủ tấm lòng không. Nếu tôi có tâm thì chắc chắn mọi người sẽ hiểu và ủng hộ cho quỹ.

- Ông có thể cho biết việc sử dụng tiền công đức sẽ được thực hiện như thế nào  không?

- Quỹ được thành lập là để quy tụ những sự sẻ chia và những đóng góp cũng như sự ủng hộ thiết thực về vật chất nhằm làm cho khu di tích đền Hùng ngày một khang trang. Việc sử dụng tiền công đức để tu bổ di tích, chúng tôi sẽ quy định các hạng mục cụ thể của từng công trình tu bổ. Các tổ chức cá nhân là những người ủng hộ về tài chính và được gắn biển trên hạng mục công trình đó, còn thiết kế các hạng mục phải thông qua kiến trúc sư và được sự thông qua của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Chúng tôi sẽ giám sát tốt nhất để cho những đồng tiền công đức vào đất Tổ được sử dụng một cách minh bạch. Bên cạnh đó, Hội đồng quản lý quỹ cũng sẽ lắng nghe ý kiến của nhân dân cũng như các nhà trí thức, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa để làm sao quy tụ được nhiều tấm lòng công đức của các doanh nhân, tổ chức trong và ngoài nước và sử dụng số tiền đó một cách tốt nhất.

- Được biết, quỹ cũng đang kêu gọi để xây dựng một bức tranh gốm tại nơi đất thiêng, ông có thể cho biết về bức tranh gốm này?

Bức tranh gốm “Ngày hội non sông đất Tổ” đã có mẫu thiết kế của Bộ VH-TT&DL và Ủy ban Di sản. Dự tính tranh sẽ xây bê tông, bề mặt bằng gốm màu, do một nhóm họa sĩ tâm huyết thực hiện. Bức tranh dài 72m, cao 9,9m. Đây được coi là công trình đầu tiên của quỹ có ý nghĩa như một sự tri ân của những người con đất Việt cùng hội tụ về đất Tổ. Bức tranh sẽ hoàn thành vào tháng 9-2010 để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đinh Kiều Nguyên 

(Thực hiện)