- "Một thời không quên, Giáo sư nuôi lợn ở tầng 4 của khu tập thể" giành giải Nhất cuộc thi viết về Hà Nội
- Hà Nội: Triển khai cuộc thi viết về người tốt, việc tốt ngành văn hóa và thể thao
- An ninh Thủ đô giành giải Ba cuộc thi báo chí viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”
Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024 được phát động từ tháng 7/2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
Cuộc thi thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước với số lượng tác phẩm đa dạng, có chất lượng, chiều sâu hơn năm trước.
Sau hơn 3 tháng phát động, Ban Tổ chức đã tiếp nhận được hơn 700 tác phẩm dự thi, với nhiều tác phẩm chất lượng, có chiều sâu, có góc nhìn, tư liệu quý về lịch sử, quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội.
![]() |
Trao giải Nhất cuộc thi |
Ban Giám khảo đánh giá, các bài dự thi năm nay có nhiều bài viết chất lượng tốt, đồng đều hơn, ghi lại vẻ đẹp của Hà Nội ở nhiều góc cạnh khác nhau như "Câu chuyện nạn đói năm 1945 và giây phút chạm má vào huy chương ngày Giải phóng Thủ đô", "Lòng hiếu khách của người Tràng An", "Lược sử nghìn năm của Thủ đô viết qua tên phố", “Phố B52” mùa đông năm 1972", "Lời dặn và bức thư của bố" …
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Giám khảo đánh giá: “Các tác phẩm tham dự cuộc thi là những nét bút chớp nhanh, ghi lại những vẻ đẹp mong manh, dễ hòa tan của Hà Nội để giữ lại. Đặc biệt, những ký ức Giải phóng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tác phẩm dành được điểm cao nhát có những chi tiết đắt giá mà nếu không phải người trong cuộc sẽ không biết được”.
![]() |
Quang cảnh buổi lễ trao giải |
Nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Tổng Biên tập Báo NTNN/Điện tử Dân Việt, Trưởng Ban tổ chức giải cho biết: “Một trong những nét mới của cuộc thi năm nay là sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ, những người tâm huyết với ký ức cũng như sự phát triển của Thủ đô chúng ta”.
Chung cuộc, Ban tổ chức đã trao 1 Giải Nhất trị giá 20 triệu đồng; 2 Giải Nhì mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 3 Giải Ba mỗi giải trị giá 7 triệu đồng; 5 giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.
Trong đó giải Nhất đã thuộc về PGS.TS. NGƯT Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên là giảng viên cao cấp Đại học Sư phạm Hà Nội với tác phẩm "Câu chuyện nạn đói năm 1945 và giây phút chạm má vào huy chương ngày Giải phóng Thủ đô".