Trình diễn hơn 100 bộ cổ phục và áo dài cách điệu Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Hơn 100 bộ cổ phục và áo dài cách điệu đã được các diễn viên trình diễn trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022, vào sáng ngày 23/11 tại Hà Nội.

Hoạt động là một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam do Liên hiệp các Hội UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) Việt Nam chỉ đạo, Trung tâm UNESCO hỗ trợ Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Việt Nam tổ chức cùng với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Chuỗi hoạt động gồm lễ dâng hương 52 vị vua Việt Nam tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, triển lãm ảnh, Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam và trình diễn áo dài dân tộc truyền thống, diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa.

Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tại sự kiện. (Ảnh: BTC)

Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tại sự kiện. (Ảnh: BTC)

Các đơn vị phối hợp thực hiện phỏng dựng cổ phục bao gồm Cổ trang Đại Việt quán, Đại Việt Phong Hoa, Đa La Xước Phục, Đông Phong, V Styles, Z và N. Phần lớn thành viên đều là các bạn trẻ, tự tìm kiếm, nghiên cứu cổ phục để dựng nên những bộ đồ, phụ kiện, vũ khí thời xưa...

Theo chia sẻ của đại diện các đơn vị phỏng dựng cổ phục, hiện nay, các đơn vị đã có thu nhập từ việc cho thuê những trang phục, vật phẩm này. Khách hàng chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên, thanh niên nói chung, nhiều đám cưới cũng thuê bộ áo nhật bình, áo ngũ thân để chưng diện, tạo nên xu hướng mới nhưng đậm chất xưa cũ trong cuộc sống hiện đại.

Tại sự kiện, ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam khẳng định, di sản có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của các quốc gia.

"Việt Nam là đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp kế thừa từ hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là một quốc gia có non sông hùng vĩ, nhiều kỳ quan kiến trúc lịch sử và văn hóa có giá trị độc đáo, hàng vạn di tích lịch sử và văn hóa và thiên nhiên. Vì vậy, Việt Nam thực sự là một đất nước có tiềm năng văn hóa và có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế dựa trên khai thác giá trị kinh tế của di sản," ông Nguyễn Văn Mạnh nhận định.

Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa

Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa

Cũng tại sự kiện, diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa đã diễn ra với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp có sản phẩm khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa đáng quý của Việt Nam như nhà sử học Lê Văn Lan, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch); Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam - Chủ tịch CLB áo dài Việt Nam...

Tại đây, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và cộng đồng. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; còn nhân dân, trong đó có doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản.

Một số mẫu cổ phục phỏng dựng: