- Cảnh sát Biển yêu cầu hàng chục tàu cá nước ngoài rời khỏi vùng biển Việt Nam
- Nghiêm cấm việc tự ý lắp đặt công trình, đảo nhân tạo trong vùng biển Việt Nam
- Nghiêm cấm tự ý đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
Sáng 6-6-2015, có thông tin cho rằng, tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc là Tân Hải 517 đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam (trên đường đi về phía vịnh Thái Lan, tàu này đã đi qua nhiều lô dầu khí của Việt Nam), các lực lượng chức năng của Việt Nam đã luôn theo dõi sát các hoạt động của tàu Tân Hải 517. Ông Lê Hải Bình cho biết, sau khi các lực lượng chức năng của Việt Nam tiến hành các biện pháp cần thiết thì tàu Tân Hải 517 đã ra khỏi vùng biển của Việt Nam vào ngày 8-6.
Tại buổi họp báo chiều qua, báo giới cũng đề cập tới Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) vừa ra tuyên bố có đề cập đến việc phản đối Trung Quốc cải tạo đất ở Biển Đông, phản đối mọi hành động hăm dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực cũng như đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trên quy mô lớn. Và ngay sau đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã ngang nhiên cho rằng, tuyên bố của Hội nghị G7 về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông là “không phù hợp với thực tế”, thậm chí còn ngang ngược cho rằng, các hoạt động của Trung Quốc là “hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền” của nước này...
Khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước vấn đề này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Chúng ta đều thấy rõ tình hình hiện nay tại Biển Đông đã gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế và rõ ràng là không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như ở Biển Đông. Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ mọi đóng góp mang tính xây dựng, tích cực và có trách nhiệm của các quốc gia trong và ngoài khu vực vì hòa bình, ổn định tại Biển Đông”.