Tại sao không nên ăn khoai tây xanh?

ANTD.VN - Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện  ra hóa chất trong khoai tây xanh, khoai tây mọc mầm có thể gây ra chuột rút và chóng mặt.

Khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ gây nên việc sản xuất chất diệp lục - lý do khoai tây có màu xanh lá cây. Ánh sáng kích thích sản xuất solanine - một hóa chất có thể gây độc ở người. Những triệu chứng của solanine bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, nóng rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt.

Để ngăn chặn sự hình thành solanine, tốt nhất là nên bảo quản khoai tây ở nơi tối, mát mẻ, cắt bỏ bớt những vùng màu xanh trên củ khoai tây trước khi chế biến hoặc vứt bỏ ngay những củ khoai tây đã mọc mầm. Mức solanine trong khoai tây cao thường làm cho củ khoai tây có vị đắng, do đó, ăn một củ khoai tây có vị đắng bạn nên bỏ chúng đi.