ANTD.VN - Chưa tới Trung thu nhưng phố Hàng Mã đã như hội trăng rằm. Mà thực ra, con phố cổ này quanh năm luôn náo nhiệt, tất bật kẻ xem người mua và đã trở thành điểm check-in của nam thanh nữ tú.
ANTD.VN - Hà Nội năm 1972 không khí chiến tranh bao trùm. Các khu phố, nhà máy, xí nghiệp khẩn trương đào hầm trú ẩn, những nơi công cộng, vỉa hè đều có hầm cá nhân tránh bom. Thành phố hô hào người dân đi sơ tán triệt để, các trường học, cơ quan khẩn trương di rời ra khỏi Hà Nội trong đó có cả ngành văn hóa nghệ thuật. Khu văn công Mai Dịch ngày ấy là tập trung đông nhất các đoàn nghệ thuật như: Ca múa nhạc Trung ương, Nhà hát Giao hưởng Việt Nam, Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị, các đoàn kịch, cải lương, chèo, xiếc…
ANTD.VN - “Thị ơi, thị rụng bị bà/Bà về bà ngửi chứ bà không ăn” - trong tâm thức mọi người hẳn ai cũng nhớ câu thơ từ truyện cổ tích Tấm Cám ấy. Hiểu một cách đơn giản, câu nói hàm chứa sự thương yêu một mùi hương hoa trái, mùi hương của sự thảo thơm khiến không ai nỡ ăn và chỉ muốn giữ cho riêng mình.
ANTD.VN - “Cả cuộc đời rực cháy/ Triệu sản phẩm qua tay/ Đôi tay vầy lem đất/ Mới có cơ nghiệp này” Ngay tại cổng ngôi nhà “Thuận An đường” trong làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), nghệ nhân Tô Thanh Sơn chào đón chúng tôi bằng những vần thơ về chuyện nghề. Vào trong nhà, ông mời khách uống nước chè tươi để cùng tìm hiểu về thị trường của làng gốm truyền thống.
ANTD.VN - Nhắc đến những thức quà bình dân đường phố ở Hà Nội nửa cuối thế kỷ trước, có một món rẻ tiền mà dân lao động và thợ thuyền rất khoái khẩu, đó là bánh đúc chấm tương.
ANTD.VN - Vợ tôi nhấc lồng bàn lên, vừa nhìn liếc vào mâm cơm vừa lắc đầu: “Lại rau muống luộc”. Tôi cười kiểu xì xòa: “Nhưng mà em thấy đấy, mình bữa nào cũng ăn mà đâu có chán”. Một tiếng “xì” phát ra ở nơi có đôi môi son tươi thắm. Tôi biết như thế là vợ tôi không giận, cô ấy chỉ thương chồng con ăn uống đạm bạc quá thôi.
ANTD.VN - Đó là con phố được mệnh danh là “phố đẹp nhất Thủ đô”. Phố đẹp, cổ xưa mà lãng mạn. Phố đẹp, hiện đại mà hào hoa. Phố đẹp, ồn ã mà lắng đọng. Phố đẹp, hối hả mà trầm tư. Và cũng bởi phố đẹp nên ai từng đến phố, ai từng qua phố đều dừng lại để… chụp ảnh. “Phố check in” nên tên từ đó.
ANTD.VN - Trời đất, thiên nhiên vô cùng kỳ lạ, mới ngày nào mưa xuân như phủ lớp màn trắng đục bên khóm hoa, mảnh vườn, sân nhà, ấy vậy mà cái nắng hạ đã chen vào từ lúc nào. Khi tiếng ve râm ran từng con phố, bóng cây đổ xuống bên hè, thì con đường Cổ Ngư cũng sẽ thấp thoáng chùm phượng đỏ. Những cô gái thướt tha tà áo dài trên chiếc xe đạp ngắm nhìn, chỉ trỏ như nhắc nhau ký ức thuở cắp sách đến trường.
ANTD.VN - Cũng giống như mọi lực lượng lao động sản xuất và chiến đấu trong toàn xã hội, ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, lực lượng Công an Thủ đô không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, họ đã làm được một điều lớn lao tưởng chừng như rất đơn giản - đó là giữ vững an ninh trật tự phố phường.
ANTD.VN - Không hiểu sao dạo này tôi rất thích đi bộ quanh hồ Gươm. Phần vì tôi đã nghỉ hưu được khuyên là nên đi bộ hàng ngày, mà đi bộ làm 1 - 2 vòng hồ Gươm thì lợi cả đôi đường. Thứ nhất là vẫn duy trì được thói quen tập thể dục, thứ hai là được tha hồ ngắm người. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là dịp Giêng Hai này thời tiết Hà Nội quá đẹp. Chút lạnh se se, chút nắng hửng vàng, chút gió lao xao và hoa lá bên hồ như rực rỡ hơn.
ANTD.VN - Hà Nội 36 phố phường, đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến là niềm tự hào của người Tràng An. Hà Nội là nơi hội tụ danh nhân, kẻ sĩ với nhiều kiến trúc đình chùa tồn tại qua nhiều thế kỷ. Hà Nội 36 phố phường là nơi hàng hóa khắp các địa phương trao đổi, buôn bán, hình thành Kẻ Chợ nhộn nhịp, sầm uất…
ANTD.VN - Làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai (Hà Nội) có nghề gia truyền làm giò chả nổi tiếng Kinh kỳ. Những ngày giỗ, Tết hay tiếp đón khách phương xa, mâm cơm của người Hà thành xưa thế nào cũng phải có đĩa giò lụa, chả quế Ước Lễ. Các bà, các cô đi chợ cũng quen đến từng vị giò chả do chính dân làng này làm ra. Người làng Ước Lễ qua hàng thế kỷ tỏa đi khắp các tỉnh thành trong cả nước hành nghề. Với vốn liếng chỉ là cái chày gỗ, chiếc cối đá và đôi tay chắc khỏe, họ đã làm ra thứ ẩm thực mà không địa phương nào bắt chước được. Bước sang thế kỷ 21, giò chả Ước Lễ thậm chí đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
ANTD.VN - Con ngõ nhỏ trên phố Ngô Thì Nhậm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là nơi ở của cây bút gạo cội chuyên viết về Hà Nội - nhà văn Băng Sơn. Có một sự trùng hợp là cả 2 cố nhà văn nổi tiếng với những tùy bút Hà thành là Thạch Lam và Băng Sơn đều quê Cẩm Giàng (Hải Dương). Tuổi đời chỉ cách nhau hơn 2 thập niên (Thạch Lam sinh năm 1910, còn Băng Sơn sinh năm 1932), nhưng 2 tác giả đều giàu cảm xúc với những hình ảnh đẹp đẽ của con người và ẩm thực đất Tràng An.
ANTD.VN - “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, sau Tết người ta lại rộn ràng trảy hội. Với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, khắp nơi tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân có công với nước, trong đó có lễ hội Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cổ Loa, đền Gióng, đền Trần… Ngoài ra các làng xã vẫn duy trì các hội làng như hội Bát Tràng, hội chùa Thầy, hội chùa Hương…
ANTD.VN - Với người Hà Nội thì ngày Tết trồng cây đã đi vào tiềm thức. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ khi Người phát động Tết trồng cây đầu tiên năm Canh Tý 1960, Hà Nội là một trong những địa phương thực hiện phủ xanh phố phường, đường làng, ngõ xóm ven đô.
ANTD.VN - Định cư tại Paris từ năm 1988, hầu như năm nào tôi cũng về Hà Nội, dạo hồ Gươm, thăm Văn Miếu, những thắng cảnh di tích của Thủ đô và đất nước mà người ruột thịt của tôi có công gìn giữ. Ngày xuân, tôi muốn kể câu chuyện cách đây hơn 100 năm: Phạm Văn Thụ (1886-1930) - đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, cụ ngoại tôi mà mẹ tôi gọi bằng ông nội, thân sinh của Phạm Văn Lệ (1895-1964 ) - Tuần phủ Hưng Yên, ông ngoại của tôi.
ANTD.VN - Tết Nguyên đán là niềm háo hức của trẻ nhỏ, nhưng lại là nỗi lo toan, bận rộn của bao gia đình trong những tháng năm đất nước còn bao cấp. Từ đầu tháng Chạp, người Hà Nội đã cuốn vào guồng quay bận rộn này, bắt đầu từ việc lau dọn, quét vôi, sơn cửa, sắp xếp lại đồ đạc…
ANTD.VN - Giờ thì khiêu vũ đã thành ra phổ biến. Khắp chốn, mọi nơi người ta nhảy. Vỉa hè đường phố, vườn hoa, công viên chỗ nào cũng nhảy được. Cứ chiều đến là các bà, các ông ôm “loa kẹo kéo” ra chỗ rộng rãi là đã thành sàn nhảy thiên nhiên…
ANTD.VN - Hà Nội bao đời nay luôn là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, có bề dầy lịch sử nên dù trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách, lối sống có nét riêng. Câu nói từ xa xưa vẫn văng vẳng trong người Hà Nội: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
ANTD.VN - Hồi ấy, giữa khu phố cổ xuất hiện một phòng trà thu hút khá nhiều khách hàng, đó là phòng trà Phúc Châu tọa lạc tại 35 phố Tạ Hiện. Đây có phải tên chủ nhân hay không thì chẳng rõ vì đứng quầy chỉ có 2 chị em là cô Mùi và người em gái…
ANTD.VN - Hà Nội lắm món ăn ngon, mà chỉ tính riêng món bún đã phong phú khó mà tính hết, ví dụ như bún thang, bún chả, bún nem, bún mọc, bún bung, bún ốc, bún riêu, bún cá…
ANTD.VN - Ở tuổi 90, hàng ngày ông vẫn chống gậy, khoác balo cùng chiếc máy ảnh dạo quanh phố phường để ghi lại mọi khoảnh khắc của con người và cuộc sống Hà Nội.…
ANTD.VN - Đó là những ngày đẹp nhất trong mùa thu Hà Nội. Sớm nay tôi mới chợt nhận ra điều đó khi một mình thong thả dạo trên đường Phan Đình Phùng. Chợt nhận ra rồi lại tự trách mình bởi tại sao cho tận tới hôm nay mới nhận ra điều đó. Cũng bởi những gì đã quá đỗi quen thân thì mình thấy bình thường. Phải đợi khi điều bình thường đó bị lãng quên rồi mới nhận ra.