Nữ thạc sĩ rối loạn tâm thần vì ế chồng

ANTĐ - Xinh đẹp, thành đạt nhưng quá tuổi băm nhiều chị em chưa chồng trở nên khủng hoảng, nhiều người đã phải nhập viện điều trị rối loạn tâm thần.

Nữ trí thức điên vì ế chồng

Vũ Thị M. (34 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) là một trong nhiều bệnh nhân nữ nhập viện tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia với triệu chứng hoang tưởng, hưng cảm. Được biết, M. vẫn chưa lập gia đình dù cô khá thành đạt và xinh đẹp.

Người thân của M. đau đớn cho rằng “tại vì chưa có gia đình riêng, nó suy nghĩ nhiều quá nên thành ra rối loạn tâm thần”. Chị gái của M. kể “từ ngày học cấp 3 M. luôn là một thiếu nữ được nhiều chàng trai săn đuổi. Càng săn đuổi, M. càng tỏ ra kiêu ngạo và coi trọng việc học hành hơn cả. Cả thời sinh viên M. không mảy may đến chuyện yêu đương. Cô tốt nghiệp đại học với bằng giỏi và được chuyển thẳng lên hệ cao học.

Năm 26 tuổi, M lấy bằng thạc sĩ và đi làm tại một công ty liên doanh với Nhật. Ngày đó, M. đã có mức thu nhập gần 1.000 USD/tháng. Nhiều chàng trai theo đuổi M. nhưng vì kén chọn quá nên không có chàng nào lọt vào mắt xanh của M. Ban ngày đi làm về, tối M. lại đóng chặt cửa đọc sách.

Thấm thoắt, M đã ngoài 30 tuổi, lúc đó những chàng trai theo đuổi M, trước đó đã lập gia đình và còn một vài người đàn ông ngoài 40 tuổi hỏi cưới M. Yêu cầu của cô người chồng phải là tiến sĩ nước ngoài, có công việc ổn định và hơn cô một cái đầu vì thế họ cũng lần lượt ra đi không nói một lời.

Chị gái của M. đang chăm sóc em trong bệnh viện
Chị gái của M. đang chăm sóc em trong bệnh viện

“Tìm kiếm một người hợp với M. thật không dễ. Gia đình đã cố gắng tạo nhiều mối quan hệ cho nó nhưng đều không thành. Người thì nói cao không tới, kẻ thì chê khéo quá thông minh. Nhìn khuôn mặt của em mình ngày càng nhăn hơn, nốt chân chim nhiều hơn mà tim tôi đau nhói. Tôi không hiểu vì sao em mình lại gặp trắc trở trong đường tình duyên đến vậy” – chị Phương (chị gái của M.) nói.

Từ cuối năm ngoái, gia đình thầy M. thay đổi, cô hay cáu kỉnh, đi làm về là đóng cửa trong nhà. Đôi khi thấy M. hay la hét, khóc lóc vô cớ. Cô thường xuyên bỏ ăn. Có những buổi sáng dậy đi làm hai mắt M. thâm quầng. Cô rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Bố mẹ có muốn nói chuyện với cô là cô lại cáu gắt bỏ đi.

Gần đây, cô hay có biểu hiện hoang tưởng chồng mình rất giàu và giỏi. M. thường xuyên đập phá đồ đạc trong nhà. Không muốn hàng xóm biết con mình bị bệnh nên bố mẹ M. bí mật đưa cô về quê cúng lễ. Hơn 1 tháng cúng lễ hết trăm triệu nhưng con gái họ vẫn lúc nổi khùng, lúc lừ đừ. Cuối cùng họ quyết định đưa M. vào bệnh viện.

Chị gái của M. trông em trong bệnh viện chỉ than thở “biết thế này chẳng cho em học nhiều làm gì. Bây giờ nó mang tiếng bị điên vì không lấy được chồng. Khi khỏi bệnh rồi còn ai dám đến với nó nữa”.

Phụ nữ lấy chồng muộn dễ trầm cảm

Cũng giống hoàn cảnh của M., bệnh nhân Phạm Thị H. 36 tuổi (Nam Định) điều trị tại Việc Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cũng rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần vì quá tuổi xuân vẫn chưa có gia đình riêng cho mình. H. sinh ra trong một gia đình cơ bản, hiện cô đang làm kế toán cho một doanh nghiệp ở thành phố Nam Định. Vì quá kén chọn nên cô đã lỡ duyên.

H. là một người có thần kinh yếu nên cô thường xuyên mất ngủ. Mỗi khi mất ngủ dài cô lại rơi vào trạng thái hoang tưởng, thích đi hoang. H. có thể lên giường với bất cứ ai. Mỗi khi có người đàn ông chạm vào cô cô lại chạy tới khóc lóc và bắt đền họ vì đã ăn nằm với mình. Mỗi khi nhìn thấy các bác sĩ nam trong bệnh viện M. lại chạy lại túi tít gọi anh, xưng em.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4 của Viện là người trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân này không khỏi xót xa. Đa số những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần đều là những cô gái khá thành đạt và xinh đẹp. Nếu những người bình thường có thể họ biết điều tiết tâm lý, không bị stress lâu ngày sinh ra trầm cảm và có người thì hưng cảm.

Như một điều gì đó khó tả, bác sĩ Dũng chỉ ví von khi đã qua tuổi 35, nhiều người phụ nữ chưa có gia đình, chưa có người đàn ông chia sẻ với mình về mặt sinh lý, tâm lý họ cũng khao khát. Nếu không được đáp ứng dễ gây trạng thái tâm lý khác nhau. Sự biến đổi sinh hóa trong cơ thể của người phụ nữ ở tuổi này rất quan trọng. Nếu mọi ham muốn không được giải tỏa sẽ khiên họ u uất, sinh ra khóc lóc, đập phá đồ đạc.

Có những bệnh nhân họ chỉ tỉnh táo khi được gần đàn ông và khi thiếu họ lại hoang tưởng, thần kinh trong trạng thái lúc tỉnh lúc mơ. Bác sĩ Dũng khuyên, nếu gia đình của những trường hợp tương tự nên đưa con mình đến bệnh viện khám sớm hơn.