Những ám ảnh về nguồn cội

( ANTĐ)-  Nhà văn “Vũ Đảm” vừa trình làng cuốn  truyện ngắn thứ bảy của mình mang tên “Trở lại thường dân”. Vẫn với giọng văn gần gũi, giản dị như đồng đất quê lúa Thái Bình nơi nhà văn đã sinh ra, vẫn cái nhìn hài hước của một nhà văn đang sống và làm việc ở thành thị nhìn về nông thôn và những người nông dân thật thà lam lũ.

Những ám ảnh về nguồn cội

( ANTĐ)-  Nhà văn “Vũ Đảm” vừa trình làng cuốn  truyện ngắn thứ bảy của mình mang tên “Trở lại thường dân”. Vẫn với giọng văn gần gũi, giản dị như đồng đất quê lúa Thái Bình nơi nhà văn đã sinh ra, vẫn cái nhìn hài hước của một nhà văn đang sống và làm việc ở thành thị nhìn về nông thôn và những người nông dân thật thà lam lũ.

Vũ Đảm kể chuyện của một người nhưng lại nói đến nhiều người, anh viết về nông thôn nhưng lại nói đến cuộc sống của những người thành thị. 9 truyện ngắn, trong một tập truyện - không phải là nhiều, nhưng nó lại chứa đựng đầy đủ những gam màu của cuộc sống hiện tại. Ở đó có những có những nông dân chân chất thật thà, ở đó có những tay chủ tịch hợm hĩnh quan liêu, và ở đó có cả những cái nhìn miệt thị những người “nhà quê”, dường như nhà văn đang “trở lại thường dân” để chiêm nghiệm cuộc sống, để đưa ra những triết lý nhân văn.

Có một điểm đặc biệt trong các truyện ngắn của Vũ Đảm là anh thường kết thúc mở để người đọc tưởng tượng và cùng suy ngẫm. Một lão Bồng quanh năm đi chân đất, phá lúa trồng hoa hồng, việc trồng hoa của ông chả được ai hưởng ứng từ ông chủ tịch xã đến trưởng phòng nông nghiệp huyện. Thế nhưng ông Bộ trưởng đã phải “đi chân đất” đến thăm lão Bồng (Người đi chân đất).

Một ông cậu sinh ra từ nhà quê, nhưng lại miệt thị nhà quê, thích học đòi thành phố, lấy vợ thành phố, ăn chơi kiểu thành phố nhưng rồi ông cậu ấy suýt bị lối sống của thành phố giết chết, cuối cùng lại phải trở về với cuộc sống nông thôn  (Cậu tôi là nông dân).

Một ông giáo sư, bỏ chốn quan trường danh vọng, trở lại thường dân, về quê để dạy nhưng đứa trẻ nghèo không được đi học, ông giáo sư ấy cũng chính là người đề nghị không cho con mình được làm lãnh đạo vì con ông là kẻ bất tài (Trở lại thường dân)... Có thể thấy, mỗi câu chuyện là một góc nhìn, khi thâm trầm, khi hài hước, khi lại châm biếm... nó đem đến cho người đọc nhiều điều thú vị ngay xung quanh cuộc sống thường ngày chúng ta mà ta không để ý.

Đinh Kiều Nguyên