Nhiếp ảnh nghệ thuật thời công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN -  Phải trải qua mấy trăm năm, từ nghiên cứu của các nhà phát minh nhiếp ảnh, hình ảnh ban đầu được thu giữ trên những tấm kính ảnh. Mấy chục năm sau các nhà khoa học mới nghiên cứu thành công phương pháp tạo ra nhiều tấm dương bản từ một tấm âm bản duy nhất. Cùng với việc phát minh ra phim chụp ảnh (đầu tiên là phim âm bản đen trắng và sau đó là phim màu), chiếc máy ảnh chụp phim dần trở nên hoàn thiện và phát triển đỉnh cao vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.

Thế giới đánh dấu sự xuất hiện chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên vào năm 1975. Qua đó, hình ảnh đã được lưu trong những chiếc máy ảnh bằng thẻ nhớ nhỏ gọn và tiện lợi. Chỉ bốn mươi năm sau đó, máy ảnh kỹ thuật số đã phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh khốc liệt với máy ảnh chụp phim truyền thống. Hiện nay hầu như ảnh kỹ thuật số đã chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường phim ảnh toàn cầu trong mọi lĩnh vực. Nhiếp ảnh nghệ thuật cũng được hưởng lợi không nhỏ trong cuộc cách mạng kỹ thuật số này. Tuy nhiên từ đó cũng có không ít thách thức bởi sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ có thể khiến con người ta lười tư duy, thiếu sáng tạo.

Ngày nay, không khó để có thể mua một chiếc máy ảnh có đủ tính năng với số tiền chỉ từ vài triệu đồng. Vì vậy số người yêu ảnh, chơi ảnh cũng nhiều hơn bao giờ hết. Các loại máy ảnh kỹ thuật số với những tính năng vượt trội, thiết kế dễ sử dụng khiến cho bất cứ ai cũng có thể dễ dàng chụp được những tấm ảnh mà mình yêu thích. Kết hợp các phần mềm quản lý và chỉnh sửa hình ảnh luôn cập nhật một cách thường xuyên, điều này khiến việc trở thành một nhiếp ảnh gia nghiệp dư thật là đơn giản. Các cuộc thi ảnh nghệ thuật trong nước, quốc tế luôn có số người tham gia đông đảo. Cụ thể gần đây nhất, trong cuộc thi Ảnh Du lịch toàn quốc lần thứ 8 chủ đề “Tôi yêu Việt Nam” do Tổng cục du lịch phối hợp với Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đã có tới 16.370 bức ảnh của 969 tác giả trong và ngoài nước gửi tới tham dự.

Kết quả chỉ có 184 tác phẩm được chọn triển lãm và trao giải. Cuộc thi Ảnh Quốc tế VN 19 do Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức năm 2019 đã có tới 16.367 tác phẩm của 1043 tác giả từ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tới dự thi. Kết quả 904 tác phẩm được tuyển chọn bao gồm cả bộ 73 giải thưởng của Liên đoàn Nhiếp ảnh quốc tế FIAP và Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam. Ngoài ra hàng năm còn có rất nhiều cuộc thi ảnh của các Bộ, Ngành tổ chức. Đăc biệt Liên hoan Ảnh nghệ thuật của các khu vực cũng thu hút rất nhiều tác giả tham gia. Chỉ xem lướt qua số liệu về số lượng tác giả, tác phẩm dự thi và số lượng tác phẩm đoạt giải; chọn trưng bày, đủ thấy sức cạnh tranh là rất lớn. Muốn có tác phẩm đoạt giải hay trưng bày, những bức ảnh dự thi trước tiên phải đảm bảo đạt 3 tiêu chí: đề tài, cách thể hiện và cảm xúc.

Trước đây, thời chụp ảnh bằng máy phim. Số lượng người tham gia các cuộc thi và liên hoan ảnh nghệ thuật không nhiều. Các tác giả phải có những chuyến đi dài ngày với số lượng phim sử dụng có thể lên đến vài chục cuộn. Kết thúc chuyến đi là phần việc vô cùng quan trọng đó là công đoạn tráng phim, in ảnh maket hay dập “contac” để chọn, rồi mới quyết định phóng ảnh.

Ảnh dự thi thời đó thường được làm trên các máy phóng ảnh thủ công đen trắng hoặc màu. Sau đó gửi đến ban tổ chức bằng con đường bưu điện, điều này khá “cách rách” đôi khi còn rủi ro bị thất lạc hoặc nhàu, rách trên đường vận chuyển. Vì thế những năm ấy số người tham gia nhiếp ảnh nghệ thuật không nhiều. Những tác phẩm nhiếp ảnh đời thường, làng nghề, lễ hội vv… rất được yêu thích. Để có tác phẩm, người chụp ảnh phải không ngừng có những chuyến đi, luôn phải sáng tạo trong cái nhìn, cách thể hiện mới để không trùng lặp với người khác và cả với chính mình. Nghệ thuật là tối kỵ sự lặp lại một cách thiếu sáng tạo.

Sự xuất hiện của kỹ thuật số và công nghệ photoshop đã làm thay đổi rất nhiều về nhiếp ảnh truyền thống. Những kỹ thuật chồng phim, cắt ghép, chạy sáng… của các “nghệ sỹ buồng tối” trước đây phải thực hiện hết sức cầu kỳ, giờ đây trở nên khá dễ dàng sau những cú “clik” chuột của các tay “thợ” photoshop. Trước đây, muốn có một tác phẩm, nhiếp ảnh gia (chủ yếu là những người trẻ tuổi) phải tìm tòi, sáng tạo đôi khi là phải mạo hiểm leo trèo lên những đỉnh núi cao, những ngôi nhà để chụp được những tấm ảnh với góc nhìn hoàn toàn mới. Ngày nay, các nhiếp ảnh gia chỉ cần ngồi một chỗ, điều khiển một thiết bị bay là có thể chụp được vô số góc ảnh mà mắt thường không bao giờ nhìn thấy được.


Cuộc thi SkyPixel 2018 từng vinh danh 3 tác giả Việt Nam với ảnh chụp đồi cát Ninh Thuận, hoa súng Long An và cánh đồng muối Khánh Hòa. Bức ảnh "Những bông hoa trên nước" của nữ tác giả Khánh Phan (TP HCM) được trao giải nhất hạng mục Vui tươi. Ảnh được chụp vào ngày 14/10/2018 trong mùa thu hoạch hoa súng tại làng nổi Tân Lập, Mộc Hóa, Long An.

Cuộc thi SkyPixel 2018 từng vinh danh 3 tác giả Việt Nam với ảnh chụp đồi cát Ninh Thuận, hoa súng Long An và cánh đồng muối Khánh Hòa. Bức ảnh "Những bông hoa trên nước" của nữ tác giả Khánh Phan (TP HCM) được trao giải nhất hạng mục Vui tươi. Ảnh được chụp vào ngày 14/10/2018 trong mùa thu hoạch hoa súng tại làng nổi Tân Lập, Mộc Hóa, Long An.

Khi không còn thấy những mới lạ, khá nhiều người cảm thấy bế tắc trong sáng tạo đã lấy photoshop làm cứu cánh. Những bức ảnh ý tưởng ra đời và được đón nhận, nhưng cũng có nhiều bức ảnh chắp ghép mô phỏng hiện thực gây nhiều tranh luận trong các cuộc hội thảo sau triển lãm cũng như trên mạng xã hội. Điều này thường thấy trong một số cuộc thi và liên hoan ảnh nghệ thuật những năm gần đây. Do sự phát triển chóng mặt của các hãng sản xuất máy ảnh và phát triển công nghệ, thậm chí điện thoại thông minh cũng cho những bức ảnh không kém chất lượng là bao so với những dòng máy ảnh bậc trung.

Số lượng tác giả tham gia các cuộc thi ảnh ngày càng tăng do thể lệ tham gia các cuộc thi thay đổi. Người tham gia chỉ cần gửi file ảnh qua trang web của cuộc thi không cần phải in phóng ảnh gây tốn kém và phiền hà. Các ngõ ngách của cuộc sống được khai thác triệt để. Sự xuất hiện của flycam đã đem đến cho nhiếp ảnh một diện mạo mới, song từ đó cũng nảy sinh không ít những thách thức. Người ta thi đua mua sắm thiết bị, thi đua tìm đến những địa điểm lý tưởng để chụp những tấm ảnh phong cảnh trong mọi thời tiết. Tuy nhiên, cùng với hội chứng đám đông sẽ cho ra đời nhiều bức ảnh giống nhau, trong các cuộc thi Ban tổ chức sẽ phải xếp lại cùng nhau để chọn ra một bức ảnh khá hơn theo kiểu "so bó đũa chọn cột cờ".

Chúng ta có thể thấy hàng ngàn tấm ảnh ở đồi chè; rừng mận; hoa gạo; ruộng bậc thang; quang chài; đan lát và xe chở đó…Trào lưu thuê người mẫu, dàn dựng rất công phu, sử dụng máy tạo sương khói nhưng thực ra cũng chỉ thu được những tấm ảnh cứng nhắc và khiên cưỡng.

Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, hàng ngày trên thế giới có hàng tỷ tấm ảnh được chia sẻ trên Internet. Vì thế chỉ một vài tấm ảnh đẹp, lạ mắt được công bố, một thời gian sau sẽ có vô vàn tấm ảnh na ná như vậy đăng tải trên báo và trên các trang mạng xã hội. Một mô típ quen thuộc đó là những tấm ảnh có từ 3 đến 5 người mẫu đeo gùi, đi lại trước “ mâm xôi” hay vòng cung lúa Sáng Nhù, Mù Cang Chải. Mô típ nữa mà người xem thường gặp là những em bé người dân tộc thiểu số vùng cao ăn mặc trang phục truyền thống đeo gùi với những bó hoa cải vàng đi lại trên nương hoặc trong rừng mận hay những chiếc xe đạp xếp đầy những sản phẩm của làng nghề đan lát đi trong sương khói vv…Những bức ảnh rất đẹp về màu sắc, kỹ thuật nhưng không đọng lại gì trong cảm xúc của người xem.

Bức ảnh "Chạy xuyên đồi cát" của tác giả Phạm Huy Trung (TP HCM) được trao giải nhất hạng mục Thể thao. Trong một chuyến sáng tác ảnh vào tháng 12/2018, tác giả đã chụp những đứa trẻ chạy trên đụn cát gần nhà ở Phan Rang, Ninh Thuận.

Bức ảnh "Chạy xuyên đồi cát" của tác giả Phạm Huy Trung (TP HCM) được trao giải nhất hạng mục Thể thao. Trong một chuyến sáng tác ảnh vào tháng 12/2018, tác giả đã chụp những đứa trẻ chạy trên đụn cát gần nhà ở Phan Rang, Ninh Thuận.

Một cuộc lặn lội đi tìm những vùng đất chưa khai phá với sự trợ giúp của công nghệ mới đã tạo ra nhiều tác phẩm với những đường nét, góc nhìn mới lạ. Một số nhiếp ảnh gia đã thành công trong các cuộc thi ảnh quốc tế, ảnh của họ được trao giải, được đăng trong những trang web nhiếp ảnh uy tín trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế Nhiếp ảnh Việt Nam trên bình diện nhiếp ảnh thế giới. Không thể phủ nhận sự phát triển của công nghệ số đã mang lại nhiều mặt tích cực cho nhiếp ảnh nghệ thuật. Thông qua qua internet con người có thể tiếp cận với nghệ thuật nhanh hơn, nhiều hơn và đa dạng hơn. Điều đó cho thấy công nghệ số đã và đang góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải biết cân bằng giữa ứng dụng công nghệ với cảm xúc thật. Không nên lạm dụng kỹ thuật để tạo ra những bức ảnh chắp ghép làm sai lệch thực tế, khô cứng và hời hợt cảm xúc. Chúng ta chỉ nên để công nghệ nâng tầm tác phẩm của mình chứ không nên lệ thuộc vào nó để tạo nên tác phẩm.

Thế giới đánh dấu sự xuất hiện chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên vào năm 1975. Qua đó, hình ảnh đã được lưu trong những chiếc máy ảnh bằng thẻ nhớ nhỏ gọn và tiện lợi. Chỉ bốn mươi năm sau đó, máy ảnh kỹ thuật số đã phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh khốc liệt với máy ảnh chụp phim truyền thống. Hiện nay hầu như ảnh kỹ thuật số đã chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường phim ảnh toàn cầu trong mọi lĩnh vực. Nhiếp ảnh nghệ thuật cũng được hưởng lợi không nhỏ trong cuộc cách mạng kỹ thuật số này. Tuy nhiên từ đó cũng có không ít thách thức bởi sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ có thể khiến con người ta ỷ nại, lười tư duy, thiếu sáng tạo.

Ngày nay, không khó để có thể mua một chiếc máy ảnh có đủ tính năng với số tiền chỉ từ vài triệu đồng. Vì vậy số người yêu ảnh, chơi ảnh cũng nhiều hơn bao giờ hết. Các loại máy ảnh kỹ thuật số với những tính năng vượt trội, thiết kế dễ sử dụng khiến cho bất cứ ai cũng có thể dễ dàng chụp được những tấm ảnh mà mình yêu thích. Kết hợp các phần mềm quản lý và chỉnh sửa hình ảnh luôn cập nhật một cách thường xuyên, điều này khiến việc trở thành một nhiếp ảnh gia nghiệp dư thật là đơn giản. Các cuộc thi ảnh nghệ thuật trong nước, quốc tế luôn có số người tham gia đông đảo. Cụ thể gần đây nhất, trong cuộc thi Ảnh Du lịch toàn quốc lần thứ 8 chủ đề “Tôi yêu Việt Nam” do Tổng cục du lịch phối hợp với Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đã có tới 16.370 bức ảnh của 969 tác giả trong và ngoài nước gửi tới tham dự. Kết quả chỉ có 184 tác phẩm được chọn triển lãm và trao giải. Cuộc thi Ảnh Quốc tế VN 19 do Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức năm 2019 đã có tới 16.367 tác phẩm của 1043 tác giả từ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tới dự thi. Kết quả 904 tác phẩm được tuyển chọn bao gồm cả bộ 73 giải thưởng của Liên đoàn Nhiếp ảnh quốc tế FIAP và Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam. Ngoài ra hàng năm còn có rất nhiều cuộc thi ảnh của các Bộ, Ngành tổ chức. Đăc biệt Liên hoan Ảnh nghệ thuật của các khu vực cũng thu hút rất nhiều tác giả tham gia. Chỉ xem lướt qua số liệu về số lượng tác giả, tác phẩm dự thi và số lượng tác phẩm đoạt giải; chọn trưng bày, đủ thấy sức cạnh tranh là rất lớn. Muốn có tác phẩm đoạt giải hay trưng bày, những bức ảnh dự thi trước tiên phải đảm bảo đạt 3 tiêu chí: đề tài, cách thể hiện và cảm xúc.

Trước đây, thời chụp ảnh bằng máy phim. Số lượng người tham gia các cuộc thi và liên hoan ảnh nghệ thuật không nhiều. Các tác giả phải có những chuyến đi dài ngày với số lượng phim sử dụng có thể lên đến vài chục cuộn. Kết thúc chuyến đi là phần việc vô cùng quan trọng đó là công đoạn tráng phim, in ảnh maket hay dập “contac” để chọn, rồi mới quyết định phóng ảnh. Ảnh dự thi thời đó thường được làm trên các máy phóng ảnh thủ công đen trắng hoặc màu. Sau đó gửi đến ban tổ chức bằng con đường bưu điện, điều này khá “cách rách” đôi khi còn rủi ro bị thất lạc hoặc nhàu, rách trên đường vận chuyển. Vì thế những năm ấy số người tham gia nhiếp ảnh nghệ thuật không nhiều. Những tác phẩm nhiếp ảnh đời thường, làng nghề, lễ hội vv… rất được yêu thích. Để có tác phẩm, người chụp ảnh phải không ngừng có những chuyến đi, luôn phải sáng tạo trong cái nhìn, cách thể hiện mới để không trùng lặp với người khác và cả với chính mình. Nghệ thuật là tối kỵ sự lặp lại một cách thiếu sáng tạo.

Sự xuất hiện của kỹ thuật số và công nghệ photoshop đã làm thay đổi rất nhiều về nhiếp ảnh truyền thống. Những kỹ thuật chồng phim, cắt ghép, chạy sáng… của các “nghệ sỹ buồng tối” trước đây phải thực hiện hết sức cầu kỳ, giờ đây trở nên khá dễ dàng sau những cú “clik” chuột của các tay “thợ” photoshop. Ngày trước, muốn có một tác phẩm, nhiếp ảnh gia (chủ yếu là những người trẻ tuổi) phải tìm tòi, sáng tạo đôi khi là phải mạo hiểm leo trèo lên những đỉnh núi cao, những ngôi nhà để chụp được những tấm ảnh với góc nhìn hoàn toàn mới. Ngày nay, các nhiếp ảnh gia chỉ cần ngồi một chỗ, diều khiển một thiết bị bay là có thể chụp được vô số góc ảnh mà mắt thường không bao giờ nhìn thấy được. Khi không còn thấy những mới lạ, khá nhiều người cảm thấy bế tắc trong sáng tạo đã lấy photoshop làm cứu cánh. Những bức ảnh ý tưởng ra đời và được đón nhận, nhưng cũng có nhiều bức ảnh chắp ghép mô phỏng hiện thực gây nhiều tranh luận trong các cuộc hội thảo sau triển lãm cũng như trên mạng xã hội.

Điều này thường thấy trong một số cuộc thi và liên hoan ảnh nghệ thuật những năm gần đây. Do sự phát triển chóng mặt của các hãng sản xuất máy ảnh và phát triển công nghệ, thậm chí điện thoại thông minh cũng cho những bức ảnh không kém chất lượng là bao so với những dòng máy ảnh bậc trung. Số lượng tác giả tham gia các cuộc thi ảnh ngày càng tăng do thể lệ tham gia các cuộc thi thay đổi. Người tham gia chỉ cần gửi file ảnh qua trang web của cuộc thi không cần phải in phóng ảnh gây tốn kém và phiền hà. Các ngõ ngách của cuộc sống được khai thác triệt để.

Sự xuất hiện của flycam đã đem đến cho nhiếp ảnh một diện mạo mới, song từ đó cũng nảy sinh không ít những thách thức. Người ta thi đua mua sắm thiết bị, thi đua tìm đến những địa điểm lý tưởng để chụp những tấm ảnh phong cảnh trong mọi thời tiết. Tuy nhiên, cùng với hội chứng đám đông sẽ cho ra đời nhiều bức ảnh giống nhau, trong các cuộc thi Ban tổ chức sẽ phải xếp lại cùng nhau để chọn ra một bức ảnh khá hơn theo kiểu bó đũa chọn cột cờ.

Chúng ta có thể thấy hàng ngàn tấm ảnh ở đồi chè; rừng mận; hoa gạo; ruộng bậc thang; quang chài; đan lát và xe chở đó…Trào lưu thuê người mẫu, dàn dựng rất công phu, sử dụng máy tạo sương khói nhưng thực ra cũng chỉ thu được những tấm ảnh cứng nhắc và khiên cưỡng. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, hàng ngày trên thế giới có hàng tỷ tấm ảnh được chia sẻ trên Internet. Vì thế chỉ một vài tấm ảnh đẹp, lạ mắt được công bố, một thời gian sau sẽ có vô vàn tấm ảnh na ná như vậy đăng tải trên báo và trên các trang mạng xã hội. Một mô típ quen thuộc đó là những tấm ảnh có từ 3 đến 5 người mẫu đeo gùi, đi lại trước “ mâm xôi” hay vòng cung lúa Sáng Nhù, Mù Cang Chải. Mô típ nữa mà người xem thường gặp là những em bé người dân tộc thiểu số vùng cao ăn mặc trang phục truyền thống đeo gùi với những bó hoa cải vàng đi lại trên nương hoặc trong rừng mận hay những chiếc xe đạp xếp đầy những sản phẩm của làng nghề đan lát đi trong sương khói vv…Những bức ảnh rất đẹp về màu sắc, kỹ thuật nhưng không đọng lại gì trong cảm xúc của người xem.

Một cuộc lặn lội đi tìm những vùng đất chưa khai phá với sự trợ giúp của công nghệ mới đã tạo ra nhiều tác phẩm với những đường nét, góc nhìn mới lạ. Một số nhiếp ảnh gia đã thành công trong các cuộc thi ảnh quốc tế, ảnh của họ được trao giải, được đăng trong những trang web nhiếp ảnh uy tín trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế Nhiếp ảnh Việt Nam trên bình diện nhiếp ảnh thế giới.

Không thể phủ nhận sự phát triển của công nghệ số đã mang lại nhiều mặt tích cực cho nhiếp ảnh nghệ thuật. Thông qua qua internet con người có thể tiếp cận với nghệ thuật nhanh hơn, nhiều hơn và đa dạng hơn. Điều đó cho thấy công nghệ số đã và đang góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải biết cân bằng giữa ứng dụng công nghệ với cảm xúc thật. Không nên lạm dụng kỹ thuật để tạo ra những bức ảnh chắp ghép làm sai lệch thực tế, khô cứng và hời hợt cảm xúc. Chúng ta chỉ nên để công nghệ nâng tầm tác phẩm của mình chứ không nên lệ thuộc vào nó để tạo nên tác phẩm.