Nhận diện, tháo gỡ khó khăn trong công tác tái hòa nhập cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) luôn nỗ lực, chủ động nhận diện, tháo gỡ khó khăn trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Có nghề và việc làm ổn định là điều kiện cần thiết để người phạm tội nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng (ảnh minh họa)

Có nghề và việc làm ổn định là điều kiện cần thiết để người phạm tội nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng (ảnh minh họa)

Theo đại diện UBND huyện Ba Vì, thời gian qua, lãnh đạo huyện luôn quan tâm, chỉ đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chú trọng chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội trên địa bàn thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Những tháng đầu năm 2023, thực hiện chỉ đạo của cơ quan cấp trên, lực lượng chức năng huyện Ba Vì đã thực hiện tốt việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác rà soát, theo dõi đối với các đối tượng tái hoà nhập cộng đồng. Cơ quan Thi hành án hình sự Công an huyện Ba Vì đã xây dựng kế hoạch về việc kiểm tra công tác tái hòa nhập cộng đồng tại 31 xã, thị trấn đôn đốc Công an các xã, thị trấn, chủ động thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì lập sổ theo dõi, thống kê người chấp hành xong án phạt tù, hàng tháng, hàng quý có đánh giá nhận xét, cảm hoá giáo dục đối với người chấp hành xong hình phạt tù, bổ sung vào hồ sơ quản lý. Đối với nhóm có nguy cơ tái phạm tội cao, thường xuyên có người theo dõi và giám sát, kịp thường báo cáo nếu có biểu hiện bất thường. Định kỳ triệu tập lên xã tuyên truyền, động viên và răn đe kịp thời.

“Tuy đã có giải pháp, song công tác giúp đỡ người hoàn lương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhận thức của cấp uỷ, chính quyền một số địa phương còn chưa quan tâm đúng mức và chỉ đạo sâu sát”, đại diện huyện Ba Vì thẳng thắn nhìn nhận và đề xuất để công tác tái hoà nhập cộng đồng muốn đạt kết quả cao rất cần sự giúp đỡ của cả cộng đồng bằng những biện pháp thiết thực, tích cực như: Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục kiến thức, nâng cao vai trò trách nhiệm, sự nhiệt tình của cá nhân, tổ chức trực tiếp giúp đỡ, kèm cặp người chấp hành xong án phạt tù; đa dạng hoá các biện pháp hỗ trợ về kiến thức pháp luật, hướng nghiệp, dạy nghề; chú trọng đề cao vai trò của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và tạo việc là; điều quan trọng là làm sao để người chấp hành xong án phạt tù tự nhận thức được trách nhiệm để tích cực hoàn lương trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng.