Người Hà Nội đội mưa xem rước "kiệu bay"

ANTD.VN - Thời tiết mưa phùn không thể cản bước hàng nghìn người tìm về làng Giang Cao, xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nô%3ḅi) xem rước "kiê%3ḅu bay" trong lễ hội truyền thống của làng.


Rước kiệu bay - nghi thức độc đáo trong lễ hội truyền thống làng Giang Cao

Cứ vào dịp Rằm tháng hai Âm lịch hàng năm, người xã Bát Tràng lại nô nức dự lễ hội truyền thống làng Giang Cao được tổ chức tại đình làng. 

Điểm nhấn của lễ hội là màn rước kiệu độc đáo. Kiệu được rước từ đình làng ra chùa và cuối cùng là miếu làng truyền thống. Sau khi được rước ra khỏi đình, kiệu sẽ quay và di chuyển không tuân theo phương hướng nhất định. 

Đội rước kiệu "say" theo những bước đi Thánh dẫn. Các cụ cao niên trong làng gọi đó là "Thánh giáng trên cỗ Long Đình" hay "kiệu bay" và giải thích: "Khi có Thánh ngồi ở trên thì kiệu sẽ nặng còn khi Thánh bay kiệu nhẹ và quay, có thể chạy đi bất cứ đâu".

Để thực hiện được nghi thức này cần tới sức lực của khoảng 10 thanh nhiên to khỏe trong làng làm phu kiệu. Trong quá trình rước, các phu kiệu phải mất rất nhiều sức mới giữ được thăng bằng để không bị ngã và làm rơi kiệu.

Kiệu bay đến đâu đều nhận được sự hò reo, ủng hộ của người dân, khiến không khí lễ hội thêm náo nhiệt nhưng không kém phần linh thiêng.

Lễ hội là dịp để người dân Giang Cao tụ họp, cùng thành kính dâng lễ lên Thành hoàng làng, cầu xin các vị thánh phù hộ cho cuộc sống dân làng no đủ, bình an.

Hình ảnh lễ rước kiệu làng Giang Cao ngày Rằm tháng hai Đinh Dậu (tức ngày 12-3-2017):

Người dân Giang Cao, từ già tới trẻ háo hức xem lễ rước "kiệu bay"

Kiệu bay đến đâu đều nhận được sự hò reo, ủng hộ của người dân

Người Hà Nội đội mưa xem rước "kiệu bay" ảnh 3

Sau khi được rước ra khỏi đình, kiệu sẽ quay chứ không theo một đường nhất định

Người Hà Nội đội mưa xem rước "kiệu bay" ảnh 4

Các phu kiệu dùng sức để ghì kiệu khi "bay" và khi hạ kiệu

Người Hà Nội đội mưa xem rước "kiệu bay" ảnh 5

Lễ hội là nét đẹp truyền thống và niềm tự hào của người làng Giang Cao