- Đào Anh Khánh lại... nổi loạn trong "Đêm của những kỳ quan âm thanh"
- Không bán vé thu tiền vào lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2018
- Đắk Nông lần đầu tiên tổ chức lễ hội mừng mùa quả bơ chín
Lễ bỏ mả có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của tộc người Raglai ở Ninh Thuận, với mục đích tiễn đưa người chết về “thế giới bên kia”, đồng thời “giải thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người chết.
Đồng bào Raglai cho rằng chưa làm lễ bỏ mả là chưa cắt đứt mối quan hệ linh hồn giữa người chết với người còn sống. Vì thế, trong suốt thời gian này, người nhà phải qua lại thăm viếng, tiếp tế thức ăn, vật dụng cho người đã khuất.
Chỉ khi nào làm lễ bỏ mả thì linh hồn người chết mới được siêu thoát và đi về thế giới của ông bà tổ tiên. Sau lễ cúng bỏ mả coi như hết tang, người chồng hoặc người vợ được người quá cố cho phép đi bước nữa.
Lễ hội bỏ mả được coi là một lễ hội lớn của gia đình, cộng đồng, một ngày vui thực sự của người sống và của cả người chết. Trong lễ bỏ mả có đánh mã la, đâm trâu, múa hát, uống rượu cần mừng cho linh hồn người chết được siêu thoát.
Lễ bỏ mả thường được tổ chức vào khoảng tháng ba, tháng tư dương lịch, thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. Thời gian tổ chức thường là 3-5 ngày bao gồm nhiều công việc được tiến hành với nhiều lễ thức. Có một số lễ thức khác nhau do quy mô của lễ thuộc đám lớn hay đám nhỏ, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, dòng tộc của người chết và cũng tùy theo phong tục địa phương.
Lễ bỏ mả của người Raglai thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người sống đối với người chết. Đồng thời còn là dịp thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa công lao ông bà, báo hiếu cha mẹ và còn biểu hiện tình làng nghĩa xóm gắn kết bền chặt, thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với con người.
Dự kiến, hồ sơ đề nghị công nhận "Lễ hội Bỏ mả của người Raglai" sẽ được tỉnh Bình Thuận trình Bộ VH-TT&DL vào cuối năm 2018.