Hoa hậu chuyển giới Thái Lan gợi cảm khi xếp hàng khám nghĩa vụ quân sự

ANTD.VN - Dù đã chuyển sang hình hài con gái nhưng những người chuyển giới Thái Lan vẫn phải xếp hàng khám tuyển nghĩa vụ quân sự như nam giới bình thường.

Hôm 2-4, Thái Lan bắt đầu cuộc khám nghĩa vụ quân sự kéo dài 7 ngày. Có một điều khá thú vị trong những cuộc tuyển chọn nghĩa vụ ở Thái Lan so với các quốc gia châu Á khác là sự xuất hiện của những bóng hồng xinh đẹp.

Trong ngày đầu tiên của kỳ khám nghĩa vụ quân sự năm 2017, Hoa hậu chuyển giới Thái Lan 2015 Patra Wirunthanakij đã gây sốt khắp mạng xã hội Thái vì hình ảnh xinh đẹp, gợi cảm khi đang xếp hàng cùng hàng trăm thanh niên khác.

Hoa hậu chuyển giới Thái Lan 2015 xếp hàng khám nghĩa vụ quân sự

Cô diện váy khoe vai trần, đôi chân thon dài và tự tin xếp hàng trong ánh mắt ngạc nhiên của nhiều người. Rất nhiều thanh niên trẻ có mặt tại đây đã quay lại nhìn Wirunthanakij. Tờ Thairath dẫn lời Wirunthanakij cho biết, cô vẫn làm thủ tục đăng ký nhập ngũ do chưa thực hiện xong hồ sơ chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ.

Hình ảnh xinh đẹp của Wirunthanakij hôm 2-4 đã nhanh chóng khiến kỳ khám nghĩa vụ quân sự năm 2017 thu hút được sự chú ý của truyền thông.

Patra Wirunthanakij sinh năm 1996, tại Băng Cốc, cô đăng quang Hoa hậu chuyển giới Thái Lan năm 2015 và lấy tên là Nadia Patta. Sau khi đạt danh hiệu cao quý, cô nổi tiếng khắp mạng xã hội và đang trở thành một trong những gương mặt người mẫu trẻ xuất sắc tại Thái Lan.

Không chỉ có Wirunthanakij, hàng chục cô gái chuyển giới cùng độ tuổi cũng có mặt trong ngày khám nghĩa vụ quân sự.

Wirunthanakij đăng quang Hoa hậu chuyển giới Thái Lan năm 2015

Theo luật pháp Thái Lan, thanh niên trên 21 tuổi phải phục vụ trong quân đội. Những người tự nguyện sẽ phục vụ 6 tháng, còn trường hợp không tự nguyện, buộc phải bốc thăm. Nếu bốc phải thẻ đen sẽ được miễn đi lính, trong trường hợp bốc phải thẻ đỏ sẽ phục vụ trong quân đội 2 năm.

Đối với những người chuyển giới, họ buộc phải tham gia các kỳ khám nghĩa vụ quân sự vì luật pháp Thái Lan không cho phép chuyển đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân, trừ trường hợp họ được cấp giấy chứng nhận miễn khám.

Quy định buộc phụ nữ chuyển giới đi khám nghĩa vụ quân sự đã gây ra khó khăn cho không ít cô gái chuyển giới và gặp phải phản ứng tiêu cực từ cộng đồng LGBT Thái Lan.

Tuy nhiên, cuối cùng Tòa án Thái Lan đã đưa ra quyết định người chuyển giới phải chuyển giới hoàn toàn về mặt sinh học mới được cấp giấy miễn trừ khám nghĩa vụ.

Vẻ ngoài xinh đẹp của Wirunthanakij khiến nhiều thanh niên phải ngoái lại nhìn

Có mặt trong buổi khám nghĩa vụ, Rusanan Reuanmoon – một người chuyển giới cho biết: “Tôi không muốn trở thành một người lính. Tôi muốn làm một người phụ nữ”.

Wisanu Nuanjan, đến từ huyện Wangthong của Phrae, nói thêm: "Tôi làm việc ở Chiang Mai. Tôi chưa chuyển giới hoàn toàn. Tôi đã từng tham dự nhiều cuộc thi sắc đẹp nhỏ và tôi luôn luôn về đầu đầu. Tôi không muốn làm một người lính”.

Vào ngày đầu tiên của kỳ khám nghĩa vụ quân sự được tổ chức vào tháng 4 hàng năm, nam giới và phụ nữ chuyển giới trên khắp Thái Lan đã xếp hàng tham gia nghĩa vụ.

Các bức ảnh được chụp từ Phayao, Phrae và Korat cho thấy hàng trăm thanh niên Thái Lan xếp hàng trong cuộc tuyển chọn năm nay.

Ở Phrae, 8 phụ nữ chuyển giới đã tham gia tuyển chọn nghĩa vụ nhưng không được chọn. Trong số 500 người chuyển giới khám nghĩa vụ chỉ có 60 người được Thái Lan lựa chọn vào phục vụ quân đội.

Một số hình ảnh trong kỳ khám nghĩa vụ quân sự của Thái Lan:

Sự có mặt của nhiều cô gái chuyển giới khiến các kỳ khám nghĩa vụ quân sự Thái Lan thu hút sự chú ý của truyền thông

Chỉ khi chuyển giới hoàn toàn về mặt sinh học, các cô gái này mới được cấp giấy chứng nhận miễn trừ đi nghĩa vụ quân sự

Luật pháp Thái Lan quy định thanh niên 21 tuổi trở nên phải đi khám nghĩa vụ quân sự

Hai cô gái chuyển giới xinh đẹp tham gia khám nghĩa vụ quân sự hôm 2-4

Hình ảnh này có thể lạ đối với nhiều nước nhưng nó đã trở nên quen thuộc trong các kỳ khám nghĩa vụ quân sự tại Thái Lan.