“Gánh nặng” cuối năm

ANTĐ - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định rằng, tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn, phức tạp, không được chủ quan.

 Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm là rất nặng nề. Thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong điều hành kinh tế thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ khẳng định phải tiếp tục thực hiện nhất quán, quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Chính phủ đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, “gánh nặng” cuối năm, mà cả nền kinh tế lẫn doanh nghiệp và người dân cùng gánh vác. Song so với những “mổ xẻ”, đánh giá sâu của Quốc hội thì những nhận định đó vẫn còn khá “lạc quan”. Có ba “gánh nặng” đặt trên vai.

Một là, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế  lạm phát, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hai là, chi phí đầu vào sản xuất và giá cả hàng hóa trong nước tiếp tục chịu sức ép tăng giá, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn trước. Ba là, nhập siêu tiềm ẩn xu hướng tăng có thể ảnh hưởng đến khả năng cải thiện cán cân thanh toán. Theo đánh giá của Chính phủ, chính sách tiền tệ thắt chặt chỉ gây khó khăn nhất định cho giới doanh nghiệp, thế nhưng qua công tác giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lại khẳng định: “Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và do lãi suất vay quá cao”.

Ủy ban còn cho biết thêm, đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao. Một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Vì vậy, theo nhận định của Ủy ban Kinh tế, đó không chỉ là “gánh nặng” cho nền kinh tế những tháng cuối năm mà “di chứng” của nó còn ảnh hưởng kéo dài sang năm 2012. Hoạt động sản xuất kinh doanh nếu bị đình trệ và kéo dài dẫn đến nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng không chỉ thời gian cuối năm nay mà còn “dây dưa” sang năm sau. Đáng lưu ý là số vốn của các doanh nghiệp đăng ký mới giảm 5,4% so với cùng kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như vốn đăng ký mới và tăng thêm đều giảm so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi Chính phủ nhận định vấn đề nhập siêu chỉ ở mức “tiềm ẩn” và “có ảnh hưởng”, thì Ủy ban Kinh tế lại thẳng thắn chỉ rõ, nếu nhập siêu không được kiểm soát tốt thì cán cân thương mại sẽ tiếp tục thâm hụt lớn.

Chính phủ cho rằng, việc kiềm chế nhập siêu 6 tháng đầu năm là một trong những thành tích trong công tác điều hành, còn Ủy ban lại nhận xét, nhập siêu dù thấp hơn mục tiêu cả năm nhưng chưa mang tính bền vững. Đặc biệt, Ủy ban này cảnh báo: “Tỷ giá vẫn có nguy cơ chịu sức ép tăng vào cuối năm. Lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất”. Chỉ số giá tiêu dùng sáu tháng đầu năm nay đã ở mức 15,29%, đời sống của người dân, nhất là 3 triệu hộ nghèo và 1,6 triệu hộ cận nghèo, những người thu nhập thấp và trung bình ở thành thị bị ảnh hưởng lớn. Lạm phát cũng là một nguyên nhân gây ra đình công gia tăng tại 14 tỉnh, thành.
Những nhận định của Chính phủ, những phân tích và đánh giá từ phía Quốc hội có độ “chênh” nhất định, chứ không phải là không thống nhất hoặc mâu thuẫn. Nhìn nhận, tính toán thấu đáo “gánh nặng” cuối năm còn rất nặng nề, như Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh, là để có những giải pháp quyết liệt và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, khắc phục tồn tại cũ.

Chính phủ đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, “gánh nặng” cuối năm, mà cả nền kinh tế lẫn doanh nghiệp và người dân cùng gánh vác. Song so với những “mổ xẻ”, đánh giá sâu của Quốc hội thì những nhận định đó vẫn còn khá “lạc quan”. Có ba “gánh nặng” đặt trên vai. Một là, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế  lạm phát, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hai là, chi phí đầu vào sản xuất và giá cả hàng hóa trong nước tiếp tục chịu sức ép tăng giá, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn trước. Ba là, nhập siêu tiềm ẩn xu hướng tăng có thể ảnh hưởng đến khả năng cải thiện cán cân thanh toán.

Theo đánh giá của Chính phủ, chính sách tiền tệ thắt chặt chỉ gây khó khăn nhất định cho giới doanh nghiệp, thế nhưng qua công tác giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lại khẳng định: “Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và do lãi suất vay quá cao”. Ủy ban còn cho biết thêm, đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao. Một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Vì vậy, theo nhận định của Ủy ban Kinh tế, đó không chỉ là “gánh nặng” cho nền kinh tế những tháng cuối năm mà “di chứng” của nó còn ảnh hưởng kéo dài sang năm 2012.

Hoạt động sản xuất kinh doanh nếu bị đình trệ và kéo dài dẫn đến nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng không chỉ thời gian cuối năm nay mà còn “dây dưa” sang năm sau. Đáng lưu ý là số vốn của các doanh nghiệp đăng ký mới giảm 5,4% so với cùng kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như vốn đăng ký mới và tăng thêm đều giảm so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi Chính phủ nhận định vấn đề nhập siêu chỉ ở mức “tiềm ẩn” và “có ảnh hưởng”, thì Ủy ban Kinh tế lại thẳng thắn chỉ rõ, nếu nhập siêu không được kiểm soát tốt thì cán cân thương mại sẽ tiếp tục thâm hụt lớn.

Chính phủ cho rằng, việc kiềm chế nhập siêu 6 tháng đầu năm là một trong những thành tích trong công tác điều hành, còn Ủy ban lại nhận xét, nhập siêu dù thấp hơn mục tiêu cả năm nhưng chưa mang tính bền vững. Đặc biệt, Ủy ban này cảnh báo: “Tỷ giá vẫn có nguy cơ chịu sức ép tăng vào cuối năm. Lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất”. Chỉ số giá tiêu dùng sáu tháng đầu năm nay đã ở mức 15,29%, đời sống của người dân, nhất là 3 triệu hộ nghèo và 1,6 triệu hộ cận nghèo, những người thu nhập thấp và trung bình ở thành thị bị ảnh hưởng lớn. Lạm phát cũng là một nguyên nhân gây ra đình công gia tăng tại 14 tỉnh, thành.

Những nhận định của Chính phủ, những phân tích và đánh giá từ phía Quốc hội có độ “chênh” nhất định, chứ không phải là không thống nhất hoặc mâu thuẫn. Nhìn nhận, tính toán thấu đáo “gánh nặng” cuối năm còn rất nặng nề, như Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh, là để có những giải pháp quyết liệt và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, khắc phục tồn tại cũ.