- Chế độ ăn giàu đạm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- Vai trò đạm chất lượng trong sự khỏe mạnh dài lâu ở trẻ
Nhu cầu protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, cân nặng, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe. Viện Y học Mỹ khuyến cáo với phụ nữ cần 46 gram protein mỗi ngày, còn nam giới là 56 gram. Các vận động viên, người già, những người hồi phục do chấn thương hoặc mắc bệnh, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần nhiều protein hơn khoảng 25% so với người bình thường. Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều đạm:
Tăng cân: Nếu tăng lượng protein mà không giảm các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống, cơ thể sẽ dư thừa protein và calo. Với những người ít vận động mà bổ sung quá nhiều protein cũng sẽ khiến cơ thể tăng cân.
Khát nước: Protein dư thừa được lọc ra khỏi cơ thể qua thận. Một sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein là nitơ. Thận sử dụng nước để thải nitơ và sẽ tạo ra một hiệu ứng khử nước khiến bạn luôn cảm giác khát nước.
Vấn đề về tiêu hóa: Một chế độ ăn giàu protein như thịt, cá, pho mát, sữa nhưng thiếu chất xơ khiến thận phải sử dụng nước dư thừa để giải phóng nitơ ra khỏi cơ thể, và phản ứng này sẽ khiến bạn buồn nôn, khó tiêu, hoặc táo bón. Quá nhiều protein cũng gây áp lực cho các enzyme tiêu hóa dẫn đến các vấn đề tiêu hóa.
Nhức đầu: Một chế độ ăn ít carbohydrate, tăng protein và chất béo khiến cơ thể phải đốt cháy chất béo làm nhiên liệu thay vì carbohydrate. Phản ứng này sẽ gây tác dụng phụ là hôi miệng và nhức đầu.