Chuyện chưa kể về những bộ trang phục dân tộc tại "Miss Grand Vietnam 2023"

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Đêm trình diễn các thiết kế trang phục dân tộc tại cuộc thi "Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023" vừa khép lại. 6 vị huấn luyện viên của chương trình đã tiết lộ những góc khuất chưa từng được kể.

Người đứng sau những trang phục văn hóa dân tộc đều học lớp 11, 12

Nhà thiết kế Việt Hùng cho biết vì đây là năm đầu anh tham gia chương trình với cương vị là một huấn luyện viên nhưng rất ấn tượng với các nhà thiết kế trẻ mà anh chọn về đội của mình. Đáng nói, đa số những bạn trẻ này đều là học sinh, đang học lớp 11, 12 nên hoàn toàn không có kinh phí để thực hiện các ý tưởng. Tuy nhiên đổi lại ở họ có sự nhiệt huyết, chăm chỉ và niềm đam mê mãnh liệt với thời trang.

Là một người làm nghệ thuật và nghiên cứu văn hoá thời trang lâu năm, nhà thiết kế Việt Hùng nói thêm, những chi phí anh đầu tư cho ý tưởng của các bạn trẻ trong chương trình tính đến thời điểm này rơi vào khoảng trên 700 triệu đồng cho đến gần 1 tỷ đồng. Với anh, đây không chỉ là đầu tư cho họ mà còn đồng thời là đầu tư cho chính đam mê và khát vọng lan toả văn hoá Việt Nam của chính mình.

Khá tương đồng với nhà thiết kế Việt Hùng, nhà thiết kế - huấn luyện Văn Thành Công cho biết, các nhà thiết kế khi tham gia vào phần thi thiết kế trang phục dân tộc trong khuôn khổ cuộc thi "Miss Grand Vietnam 2023" đều là những người rất trẻ và tài hoa. Tuy nhiên, đa số đều không có điều kiện kinh tế, thậm chí một số bạn trẻ trong đội của anh còn ở rất xa thành phố như ở Bạc Liêu, miền núi và có cả người dân tộc… nên chi phí cho việc ăn uống, đi lại đã gần hết phần quỹ mà họ có. Song việc thấy các bạn trẻ hàng ngày vẫn chăm chỉ, nhiệt huyết vì một đêm thi rực rỡ là động lực lớn nhất để anh tiếp tục theo đuổi và hỗ trợ họ hết mình.

Nhà thiết kế Văn Thành Công chia sẻ, các nhà thiết kế trẻ khi thực hiện xong trang phục thì gần như là không còn kinh phí hay sức lực. Tuy nhiên, khoảnh khắc trang phục xuất hiện trên sân khấu là cảm xúc được thăng hoa nhất của mỗi người. Vì thế nếu có cơ hội được tiếp tục đồng hành với chương trình, anh vẫn sẽ nhận lời để giúp các em ở vùng sâu vùng xa có thể chạm tay được đến ước mơ, thoả mãn niềm đam mê thời trang và tôn vinh được những nét văn hoá dân tộc Việt Nam.

Giới trẻ ngày càng yêu văn hóa

Nhà thiết kế Văn Thành Công tâm sự, anh nhận thấy giới trẻ hiện nay ngày càng yêu văn hoá nước nhà và mong muốn dùng thời trang, nghệ thuật để quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Hơn thế, họ khá chuyên nghiệp và tài giỏi, có bạn sinh năm 2009, có bạn còn ở vùng cao nhưng lại có ý tưởng về những bản thiết kế rất hoành tráng. Thậm chí theo anh đánh giá, năm nay các thiết kế có phần rực rỡ gần như là gấp đôi, gấp ba so với năm ngoái.

Đến với mùa thi năm nay, nhà thiết kế - huấn luyện viên Nguyễn Minh Công từng lo lắng sẽ không thể tìm thấy những gương mặt trẻ trung, sáng tạo cùng những bản thiết kế ấn tượng như năm trước. Tuy nhiên, các nhà thiết kế trẻ đã làm anh rất bất ngờ. Có lẽ vì có thời gian chuẩn bị và học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước nên các thí sinh năm nay tỏ ra rất nhiệt huyết, táo bạo trong ý tưởng và có khả năng hiện thực hóa thiết kế.

Cùng ý kiến trên, nhà thiết kế - huấn luyện viên Vũ Việt Hà đánh giá rất cao tất cả thí sinh năm nay: “Với tôi, khi một nhà thiết kế thực hiện trang phục văn hoá dân tộc, thì giá trị cao nhất mà thiết kế ấy mang lại là đưa văn hoá bản địa ấy được phát triển. Cùng với hơi thở dân gian và đương đại, các em năm nay đã làm rất tốt điều đó. Tôi đánh giá cao về sự đầu tư chỉn chu, tập trung cao độ và cả nhiệt huyết của dàn nhà thiết kế trẻ năm nay”.i.

Câu chuyện về những bộ trang phục đặc biệt

Nhà thiết kế - huấn luyện viên Việt Hùng cho biết, anh đã hướng các thí sinh trong đội của mình hướng đến sự nghiêm túc, cao cấp và tỉ mỉ tron từng thiết kế.

“Tôi nói với các bạn cần tránh những thiết kế xé, dán, chắp vá, mang tính đối phó. Tất cả phải được đầu tư may thuê, đính kết tinh xảo để mang lên sân khấu những thiết kế hoành tráng và cao cấp nhất.” - nhà thiết kế này tiết lộ, đồng thời cho biết riêng bộ trang phục “Cánh diều tuổi thơ” được đan móc và làm bằng tay 100%.Cụ thể, do làm bằng tay nên thiết kế này không thể là 2-3 người cùng làm vì nó sẽ có sự chênh lệch về lực móc, đan của từng người. Để chiếc áo được đều tay và hoàn mỹ nhất, tác giả cũng như nhà thiết kế Việt Hùng rất áp lực về mặt thời gian. May mắn là bộ trang phục kịp hoàn thành trước show diễn.

Nói đến áp lực về mặt kinh tế, nhà thiết kế Việt Hùng chia sẻ, đó là áp lực mà anh cùng thí sinh của mình gặp phải khi sáng tạo 2 bộ trang phục có tên gọi “Thuê mai” và “Đoạt khúc trắng”. Đây là hai thiết kế dùng các loại đá cao cấp đính kết để đảm bảo độ lấp lánh khi lên sân khấu.

Còn chia sẻ về thiết kế “khổng lồ” - bộ trang phục có tên gọi “Tấm sắc Tấm” hay khó biểu diễn như “Cà Kheo”, nhà thiết kế Văn Thành Công cho biết, anh cũng cảm thấy mình mạo hiểm khi chọn những thiết kế có phần hoành tráng và khó thực hiện như vậy. Tuy nhiên, khán giả đã xem qua một mùa quá rực rỡ, nên anh muốn tiếp tục mang đến những yếu tố bất ngờ, mãn nhãn và bùng nổ cho chương trình. Bỏ qua những khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi tự tin đây sẽ là làn gió mới và bùng nổ trong mùa thi năm nay.

Một số hình ảnh về các bộ trang phục dân tộc tại "Miss Grand Vietnam 2023":