Cô gái: “Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá, con phải làm gì?”, chàng trai: “Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng, con phải làm thế nào?”. Nhà hiền triết mời cả 2 học trò lên, ông đưa cho mỗi người một chiếc cốc bằng sứ rồi ông vào bếp lấy một ấm nước trà đang sôi mang ra.
Nhà hiền triết rót nước trà nóng vào cốc của cô trò gái, ông rót đến lúc cốc đầy cũng không dừng lại, cô trò gái nóng quá nhưng vẫn cố chịu cho đến khi nước trà nóng tràn ra bỏng hết cả tay cô mới buông tay khiến chiếc cốc rơi xuống đất vỡ tan. Cô gái nhăn mặt vì bỏng nhìn nhà hiền triết tỏ vẻ không hiểu gì, ông ôn tồn đáp: “Đau thì con người ta tự khắc sẽ buông, nhưng tại sao con lại để cho lúc nước trà nóng tràn ra bỏng tay rồi mới buông?”. Rồi nhà hiền triết quay sang rót tiếp nước trà nóng vào cốc của chàng trai, chàng trai cũng bị nóng nhưng anh không buông tay ra mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi cốc trà nguội bớt thì đưa lên miệng uống và khen trả ngon. Nhà hiền triết cười bảo: “Nếu cứ đau là buông thì con đã không được uống cốc trà ngon như vậy rồi phải không?”.
Quay xuống đám học trò, nhà hiền triết kết luận: “Nếu biết là sẽ đau, sao không buông ngay từ lúc mới chớm mà để cho đến khi vết thương sưng tấy lên cũng sẽ phải tự buông. Nhưng có những lúc nếu thấy đau mà đã buông thì có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ mất điều tốt đẹp sẽ đến sau đó. Cuộc sống vốn muôn màu và phức tạp, vì vậy chỉ có bản thân chúng ta mới biết được trong hoàn cảnh nào thì mình nên cầm lên và nên buông bỏ. Và hãy hiểu rằng: Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc thì có nghĩa nó đã giúp ích xong cho sự tiến hóa của chúng ta, để tiếp tục đón nhận những trải nghiệm mới, chúng ta nên buông bỏ và tiếp tục hành trình của mình”.