- Dừng tổ chức Lễ hội Hoa ban năm 2021
- Tết Việt trong lòng phố cổ Hà Nội
- Lễ hội văn hóa dân gian Hà Nội: Nhen lên tình yêu với truyền thống dân tộc
Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Luy Lâu và hệ thống Tứ Pháp, huyện Thuận Thành hạng mục tu bổ, tôn tạo đền Lũng Khê, chùa Tổ, gồm các nội dung:
Đối với chùa Tổ: Tu bổ chùa chính (Tam bảo), Tam quan; tôn tạo nhà Pháp đường, nhà Tăng, soạn lễ, lầu hóa vàng, xây dựng mới hành lang Tả, hành lang Hữu, cải tạo hạ tầng kỹ thuật.
Bộ VH-TT&DL cho ý kiến cần sử dụng gạch kích thước 400x400 theo hiện trạng để lát nền Tam Bảo, không sử dụng đèn tuýp led chiếu sáng nội thất Tam bảo và hành lang, sử dụng đèn pha đặt tại các góc khuất để chiếu sáng sân vườn di tích, chỉnh sửa các cửa sổ "Thọ" thành các cửa sổ "sắc-không"...
Thành cổ Luy Lâu |
Đối với đền Lũng Khê: Tu bổ cầu đá, hồ nước; tôn tạo cổng tứ trụ và Tả vu, Hữu vu.
Bộ VH-TT&DL cho ý kiến không lát đá trục Thần đạo, tu bổ nguyên trạng kè hồ bằng vật liệu phục chế, sử dụng đề tài "chữ Thọ" trang trí trên Tả vu....
Bộ VHTTDL cũng lưu ý, cần sử dụng các biện pháp nối, vá, ốp mang... để tu bổ các cấu kiện gỗ, đảm bảo bảo tồn tối đa các thành phần kiến trúc gốc có giá trị.
Thành Luy Lâu nằm cách Hà Nội chừng 30km, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo đầu tiên của nền văn minh sông Hồng, hình thành khoảng hơn 2.000 năm trước và phát triển không ngừng trong nhiều thế kỷ. Vùng đô thị cổ này gắn liền với tên tuổi của Sĩ Nhiếp, người đưa Nho giáo vào VN và thực hành rất nhiều chính sách phát triển tại xứ Giao Châu nơi mình cai trị... Ông được hậu thế tôn làm Nam Giao học tổ và người dân thờ tự nhiều nơi... Luy Lâu cũng được biết đến là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt, là điểm dừng quan trọng trên con đường truyền bá của đạo Phật từ Ấn Độ sang các nước..