40 năm và hàng chục vạn thước phim quý giá

(ANTĐ) - Được thành lập từ 14-3-1970, trải qua 40 năm phát triển và trưởng thành, những người nghệ sĩ chiến sĩ làm điện ảnh CAND đã ghi tên mình vào nền điện ảnh của đất nước, làm nên “thương hiệu” Điện ảnh CAND với hạng chục vạn thước phim tư liệu quý giá cùng hàng chục bộ phim truyện gây tiếng vang lớn trong lòng công chúng.

Điện ảnh Công an nhân dân:

40 năm và hàng chục vạn thước phim quý giá

(ANTĐ) - Được thành lập từ 14-3-1970, trải qua 40 năm phát triển và trưởng thành, những người nghệ sĩ chiến sĩ làm điện ảnh CAND đã ghi tên mình vào nền điện ảnh của đất nước, làm nên “thương hiệu” Điện ảnh CAND với hạng chục vạn thước phim tư liệu quý giá cùng hàng chục bộ phim truyện gây tiếng vang lớn trong lòng công chúng.

Bộ phim Vụ án Hồ con rùa của Điện ảnh CAND đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng

Bộ phim Vụ án Hồ con rùa của Điện ảnh CAND đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng

Những ngày đầu bỡ ngỡ

Nói như nhà biên kịch Lê Ngọc Minh - Cục phó Cục Điện ảnh thì nền điện ảnh Việt Nam là một ngôi nhà lớn, điện ảnh CAND là cái cột vững chắc trong ngôi nhà đó. NSND đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng có chung tâm sự khi nói rằng: Nếu như nền điện ảnh nước nhà là một bức tranh thì điện ảnh CAND là một mảng màu rất quan trọng, một mảng màu rất đặc biệt không lẫn vào đâu được trong bức tranh đó. Và sẽ là thiệt thòi cho nền điện ảnh Việt Nam nếu thiếu đi điện ảnh CAND. Quả là như vậy, trong 40 năm qua, điện ảnh CAND đã đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại.

Trong bom đạn, trong khói lửa, những cán bộ chiến sĩ của Điện ảnh CAND đã không ngại hiểm nguy, có mặt ở những nơi ác liệt nhất, nóng bỏng nhất, gian khổ nhất để ghi lại hình ảnh chân thực và sinh động cuộc chiến đấu đầy hy sinh gian khổ của lực lượng công an. Trong thời bình, nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình, những cán bộ chiến sĩ làm điện ảnh CAND không chỉ có mặt ở khắp mọi miền Tổ quốc khắc họa hình ảnh của những chiến sĩ công an  mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, gắn bó máu thịt phục vụ nhân dân mà những thước phim còn phản ảnh  chân thực sự hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ công an trên khắp các mặt trận. Và cũng từ đây đã có hàng vạn thước phim quý giá, có ý nghĩa như một cuốn biên niên sử bằng hình ảnh về quá trình chiến đấu xây dựng và trưởng thành của lực lượng CAND.

Bắt đầu từ bộ phim tài liệu đầu tiên “Lên đường” ghi lại hình ảnh lớp lớp chiến sĩ công an miền Bắc phơi phới lên đường chi viện, chia lửa cho miền Nam ruột thịt; rồi từ bộ phim truyện đầu tiên “Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn” (biên kịch Doãn Quế, Lê Tri Kỷ) phản ảnh chân thực cuộc chiến đấu thầm lặng của lực lượng an ninh - Bộ phim đã được Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã tận tay chỉnh sửa từng câu từng chữ, đã được các nghệ sĩ tâm huyết thực hiện trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn, phương tiện kỹ thuật lạc hậu nhưng cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng. Đến nay, Điện ảnh CAND đã có tới 300 bộ phim tài liệu và hơn 20 bộ phim truyện được ra đời góp phần không nhỏ vào sự tỏa sáng của ngôi nhà điện ảnh Việt Nam.

Không ngừng sáng tạo

Những nghệ sĩ, chiến sĩ của Điện ảnh CAND tác nghiệp tại đất nước chùa Tháp

Những nghệ sĩ, chiến sĩ của Điện ảnh CAND tác nghiệp tại đất nước chùa Tháp

Hôm qua, 11-3-2010, là một ngày vô cùng có ý nghĩa đối với những người nghệ sĩ, chiến sĩ làm điện ảnh CAND, khi mà họ được tự hào nhìn lại chặng đường đi lên  trưởng thành đầy thử thách của mình. Ngày kỷ niệm 40 năm Điện ảnh CAND đã đón nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, đón nhận sự chia sẻ của các đồng nghiệp là những nhà văn, nhà biên kịch, những người nghệ sĩ của điện ảnh Việt Nam.

Tại cơ ngơi khang trang Trung tâm Điện ảnh, Phát thanh truyền hình CAND nằm trên đường Lê Đức Thọ, một cuộc gặp gỡ xúc động và ấm cúng, những nghệ sĩ đã đặt viên gạch đầu tiên cho Điện ảnh CAND và rất nhiều NSND, NSƯT của điện ảnh Việt Nam đã đến dự, họ tâm sự, họ kể lại những kỷ niệm về những ngày làm phim trong điều kiện hết sức khó khăn, trong thiếu thốn, trong khói lửa, có thể hy sinh bất cứ lúc nào.

Họ gặp nhau để ôn lại truyền thống, để tri ân với những nghệ sĩ đã đồng hành cùng Điện ảnh CAND ngay từ những ngày đầu  mà đến nay đã có nhiều nghệ sĩ không còn nữa. Và cuộc hội tụ này cũng là một sự tiếp nối để thế hệ làm Điện ảnh CAND hôm nay  nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình  tiếp nối truyền thống của những nghệ sĩ đi trước.

Tới dự và phát biểu  tại cuộc gặp mặt kỷ niệm 40 năm thành lập Điện ảnh CAND, Thượng tướng Lê Thế Tiệm - Ủy viên Trung ương Đảng – Thứ trưởng Bộ Công an đã ghi nhận những đóng góp của Điện ảnh CAND trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ và ác liệt cũng như trong thời kỳ đổi mới. Với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, các nghệ sĩ, CBCS Điện ảnh CAND đã phát huy tinh thần sáng tạo, tìm tòi đổi mới để xây dựng những bộ phim có nội dung tư tưởng tốt, tính nghệ thuật cao phản ánh sinh động hình ảnh người CBCS CAND.

Nhiều tác phẩm điện ảnh CAND đã được tặng các giải thưởng cao trong Liên hoan phim Quốc gia, Liên hoan phim của Hội Điện ảnh, Điện ảnh CAND được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ nghệ sĩ được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú… Thứ trưởng Bộ Công an cũng nhấn mạnh đến yếu tố con người trong sự nghiệp phát triển điện ảnh CAND trong thời gian tới, nếu không có những nghệ sĩ tài năng, sáng tạo và tâm huyết thì không thể có những tác phẩm điện ảnh xuất sắc.

Chính vì vậy Điện ảnh CAND cần đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, hoặc có kế hoạch đề xuất chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút những nghệ sĩ giỏi đến với Điện ảnh CAND. Bên cạnh đó, Điện ảnh CAND cần mở rộng quan hệ hợp tác với các hãng phim, các hội điện ảnh trong nước, quốc tế để tiếp cận những thành tựu, công nghệ, nghệ thuật của điện ảnh nước nhà và thế giới góp phần xây dựng Điện ảnh CAND phát triển bền vững, xây dựng được nhiều bộ phim hay, có giá trị, được công chúng mến mộ.

Đinh Kiều Nguyên