Muốn nghỉ việc nhưng… vẫn phải chờ?!

(ANTĐ) - Trong đơn gửi Báo ANTĐ, chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ ở xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội phản ánh: “Từ giữa năm 2005, tôi trở thành mậu dịch viên thuộc Công ty CP Dược phẩm Hà Tây.

Muốn nghỉ việc nhưng… vẫn phải chờ?!

(ANTĐ) - Trong đơn gửi Báo ANTĐ, chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ ở xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội phản ánh: “Từ giữa năm 2005, tôi trở thành mậu dịch viên thuộc Công ty CP Dược phẩm Hà Tây.

Khổ vì… xin thôi việc

Trong thời gian công tác, năm nào tôi cũng hoàn thành chỉ tiêu bán hàng do công ty giao khoán. Song thời gian gần đây, việc kinh doanh của tôi không thuận lợi do sản phẩm bán ra không cạnh tranh được, không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nên ế ẩm. Trong khi đó, từ đầu năm 2010, công ty đã đột ngột tăng mức khoán bán hàng lên gấp đôi: từ 10  triệu lên 20 triệu đồng/tháng. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho đời sống sinh hoạt của gia đình tôi.

Theo chị Lệ: “Dù rất bức xúc, tôi vẫn tiếp tục làm đơn lần thứ 2 và nộp lên công ty ngày 1-3-2010 xin được chấm dứt hợp đồng lao động với lý do “tình hình kinh doanh không thuận lợi”. Nhưng đến nay đã hơn 60 ngày trôi qua, đề nghị của tôi vẫn chưa được giải quyết. Sau rất nhiều cuộc điện thoại và nhiều lần đi lại, tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu và câu trả lời “về nhà chờ”, mà không biết chờ đến bao giờ” ?!

Do vậy, cuối tháng 1-2010 tôi đã tới gặp cửa hàng trưởng cửa hàng thuộc Công ty CP Dược phẩm Hà Tây chi nhánh huyện Thạch Thất trình bày hoàn cảnh và được hướng dẫn nộp đơn xin thôi việc lên công ty. Tại công ty, tôi được ông Minh - Trưởng phòng Tổ chức nhận đơn và hứa “về nhà chờ giải quyết”. Hơn 30 ngày sau, do không nhận được thông tin phản hồi, tôi đã gọi điện lại cho ông Minh thì vô cùng bất ngờ khi nhận được câu trả lời “tiếp tục chờ do công ty đang nhiều việc. Lý do thôi việc nêu trong đơn chưa cụ thể nên phải viết lại”…

Cũng theo chị Lệ: “Dù rất bức xúc, tôi vẫn tiếp tục làm đơn lần thứ 2 và nộp lên công ty ngày 1-3-2010 xin được chấm dứt hợp đồng lao động với lý do “tình hình kinh doanh không thuận lợi”. Nhưng đến nay đã hơn 60 ngày trôi qua, đề nghị của tôi vẫn chưa được giải quyết. Sau rất nhiều cuộc điện thoại và nhiều lần đi lại, tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu và câu trả lời “về nhà chờ”, mà không biết chờ đến bao giờ” ?!

“Chờ đến khi tìm được người thay thế” ?!

Về lá đơn xin chấm dứt hợp đồng của chị Lệ, theo ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Công ty CP Dược phẩm Hà Tây: “Tháng 5-2005 công ty đã ký hợp đồng lao động với chị Lệ trong thời hạn 1 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng, do 2 bên  không có ý kiến gì nên theo quy định của Bộ luật Lao động, Hợp đồng lao động trên trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.

Trong thời gian công tác, chị Lệ đã bán hàng đạt doanh thu hàng tháng do công ty giao khoán. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã nhận được đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động của chị Lệ 2 lần. Do lá đơn lần đầu nêu lý do không hợp lý nên tôi đã hướng dẫn chị Lệ viết lại đơn và nộp ngày 1-3. 

Hiện công ty đang xem xét đơn chứ không phải không giải quyết. Do thời gian qua, lãnh đạo công ty bận quá nhiều việc nên cũng như một số trường hợp khác, chị Lệ phải chờ. Bên cạnh đó, do điểm bán hàng của chị Lệ có trong danh sách các địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh dược phẩm Thạch Thất đã được ghi trong đăng ký kinh doanh nên chúng tôi phải tìm người thay thế để bán hàng tại khu vực này.

Nếu không tìm được, công ty phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Điều này sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian.  Nếu chị Lệ thấy thời gian chờ đợi giải quyết quá lâu thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy vậy, chúng tôi sẽ không có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho chị Lệ từ thời điểm chị Lệ không còn làm việc cho công ty nữa”…

Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2007, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, các quyền lợi của người lao động sẽ được giải quyết theo các quy định trong hợp đồng lao động.

Bộ luật Lao động cũng quy định, hợp đồng lao động chỉ chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau: hết hạn hợp đồng; đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của tòa án; người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của tòa án.

Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện và thời hạn báo trước. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động, sau khi đã hết thời gian báo trước là 45 ngày, chị Lệ hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty CP Dược phẩm Hà Tây. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chị Lệ, đề nghị công ty dược phẩm Hà Tây nhanh chóng hoàn tất các thủ tục chấm dứt hợp đồng với chị Lệ trong thời gian sớm nhất, tránh để dây dưa kéo dài, gây khó khăn cho người lao động…

Huệ Linh