- Ấn Độ thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho hải quân
- Ấn Độ quyết định mua gần 700 xe tăng T-90S của Nga
- Trung Quốc tự tin sở hữu tàu sân bay tốt hơn Ấn Độ và Nhật Bản
Hải quân Ấn Độ đã đạt được một bước tiến lớn trong công nghệ chế tạo tàu ngầm. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển (DRDO) đã phát triển ra công nghệ mới có thể khiến các tàu ngầm ở dưới nước liên tục từ 15 đến 20 ngày trước khi trồi lên mặt nước để lấy lại oxi, nhờ đó tăng cường khả năng tàng hình của các tàu ngầm.

Nghiên cứu mới có thể giúp tàu ngầm Ấn Độ lặn được dưới nước từ 15 đến 20 ngày
“Các nhà khoa học DRDO đã phát triển ra hệ thống Thúc đẩy không khí độc lập (AIP), nhằm tăng thời gian lặn dưới nước cho các tàu ngầm diesel-điện thông thường. Dựa vào một tế bào năng lượng, hệ thống này sẽ biến các chất gần giống với methanol thành hydro, nhờ đó tạo ra năng lượng”, DRDO cho hay.
“Hiện hệ thống trên đã được trang bị trên 6 tàu ngầm Scorpene, đậu tại xưởng Mazagaon ở Mumbai với chiếc đầu tiên được cho là sẽ đi vào phục vụ trong một vài năm tới. Hệ thống AIP cũng có thể được sử dụng trên các tàu ngầm loại khác”, một quan chức DRDO cho hay.
“Các tàu ngầm thường sử dụng pin do các máy phát điện không thể hoạt động được dưới nước. Để sạc lại pin, các tàu ngầm sẽ phải nổi lên mặt nước vào ban đêm để lấy ôxi cho các máy phát, điều sẽ khiến nó dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, khi có hệ thống AIP, các tàu ngầm của chúng tôi có thể ở dưới nước lâu hơn, điều giúp nó tăng khả năng chiến đấu cũng như hoạt động an ninh”, cựu Phó Đô đốc, Suresh Bangara giải thích.
DRDO nghiên cứu dự án này từ năm 2010 và đã thực hiện một vài bài thử nghiệm. Hiện tại, Hải quân Ấn Độ có 127 tàu, 236 máy bay và tổng cộng 15 tàu ngầm. Tuy nhiên, các tàu ngầm của Ấn Độ đều đã hơn 20 năm tuổi và đi vào cuối vòng đời của mình.