- Quận Hoàn Kiếm đề xuất xây dựng không gian ngầm ở khu phố cổ
- Chuỗi các hoạt động cộng đồng tại phố đi bộ Hồ Gươm
- Tiếp tục thí điểm không gian đi bộ quanh hồ Gươm đến tháng 6-2017
Sang năm 2017 này, đã có cái Tết đầu tiên của phố đi bộ
Là những khi ra khỏi nhà chỉ đi bộ để giải khuây, ngắm cảnh, ngắm người và cả nghĩ ngợi đủ mọi thứ trên đời cho nhẹ nhõm tâm tư, có khi là một hay nhiều công việc, tình huống đời sống nào đấy của mình. Không ít nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ... đi bộ để tìm hứng viết...
Tân thời “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” của Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ thứ 19) - nhà thơ nữ từng sống và về dưỡng già ở Nghi Tàm - Hà Nội hôm nay, không ít gia đình dắt díu cả nhà cùng đi bộ rong chơi hoặc thăm hỏi lẫn nhau vào buổi nhàn tản. Vợ chồng, con cái ríu rít. Vào dịp Tết, càng có nhiều gia đình xuất hành một cách hào hứng như thế.
Những chiếc ghế đá đặt quanh các hồ, ao, dọc các con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, bờ đê sông Như Hà (sông Hồng, quãng chảy qua địa phận Hà Nội) từng là nơi dừng chân của các khách bộ hành...
Nhờ dịp đi bộ ngang hồ Tây mà cụ Nguyễn Trái nên duyên với nữ Nghi lễ học sĩ Nguyễn Thị Lộ thuở cụ bà mang chiếu đi bán (đi bộ) còn đọng trong câu thơ: “Nàng ở đâu ta bán chiếu gon?...”. Hẳn một thiên tình sử vừa đẹp vừa oan nghiệt ở đời vua thứ hai mà Hậu Lê trên đất Thăng Long mình...
Có tản bộ vãn cảnh bên hồ Tây thì mới cảm nhận được “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” rung động man mác đắm say lòng người.
Ấy vậy mà... tạm lấy mốc gần từ năm 2000, thứ tản bộ của Người Hà Nội 16 năm nay không còn nhiều người tơ tưởng nữa. Xa xa hơn là kể từ khi vỉa hè của các phố, đường phố bị lấn chiếm. Thậm chí xe máy, ô tô cũng leo lên vỉa hè mà chạy, mà quay xe...
Vãn thú tản bộ, éo le thay, lại vất vả cho lực lượng cảnh sát giao thông, ủy ban phường...
Sang năm 2017 này, đã có cái Tết đầu tiên của phố đi bộ quanh hồ Gươm.
Hẳn một khoảnh thiên nhiên bao quanh gương nước hồ trả gươm (Chữ của cố nhà văn Nguyễn Tuân) với mong muốn có được một không gian bình yên, an toàn giao thông để giữ lấy vẻ đẹp của một di tích còn lại của khúc sông Nhị Hà còn lại sau khi thành phố Hà Nội định hình từ cuối thế kỷ 19... mà có Hồ Gươm - tháp Rùa - đền Ngọc Sơn bây giờ...
Sự tích hồ Gươm cho đến nay, không phải ai ai đã sống hoặc đã về, mới về Hà Nội sống và sinh nhai cũng biết. Đến đứng, ngồi bên hồ Hoàn Kiếm mà không biết do đâu mà gọi tên là hồ Gươm chứ! Hẳn muốn biết thì hãy nên tới phố đi bộ mà tìm, mà nghe. (Nên chăng một nơi nào đấy hãy in một cuốn sách nhỏ kể về sự tích hồ Gươm cùng sự kiện lịch sử trích ngang nhà Hậu Lê và sự hình thành mảnh sông để lại một hồ nước...)... để người tản bộ mua mà đọc.
Đón Tết Bính Thân năm nay ở Bờ Hồ - phố đi bộ có đủ các loài hoa đẹp và quý cũng nhiều, hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật khác... người đi bộ thỏa sức thưởng thức - còn hơn là một điểm đến của ngành du lịch. Mà chợt nghĩ: Điểm hẹn này, có khả năng khôi phục thú tản bộ với cách thức mới, trình độ mới của Người Hà Nội ta không?
Không gian đi bộ này khi vào Tết, chắc chắn được mở rộng và náo nhiệt chứ không bình lặng như ngày xưa, trước đây. Có mua sắm, có đi xem, đi chơi và cả... ăn uống nữa.
Có nên ngồi ăn uống ngay trên đường phố vỉa hè không nhỉ? Vỉa hè có thông thoáng? Người đi có vứt rác bừa bãi. Hoa trưng bày làm đẹp Thủ đô có bị ngắt?...
Mà nghĩ đến các chiến sĩ công an vào dịp Tết cũng được đi bộ ở phố đi bộ để giữ được vẻ đẹp và an toàn cho người đi bộ ở phố đi bộ đây!? Thương mến quá cùng niềm biết ơn các nam, nữ chiến sĩ cảnh sát giao thông Hà Nội.
Hậu sinh xin phép lẩy câu thơ xưa của Bà huyện Thanh Quan:
Phố nay đi bộ vào xuân mới
Rạng rỡ niềm vui đẹp dáng người...