- Sau trận “siêu giông” 13/6: Cần cơ chế cảnh báo hiệu quả hơn cho người dân
- Không quản hiểm nguy, đảm bảo an toàn cho dân
Hiện tại việc khắc phục tiếp tục tập trung vào các công viên, vườn hoa và khuôn viên các trường học; đồng thời, chủ động xử lý thêm một số cây cổ thụ trên các trục đường chính có nguy cơ sắp gãy đổ nhằm phòng tránh thiệt hại và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân tại phố Lò Đúc, Quang Trung, Lạc Trung…
Lực lượng chức năng làm cả buổi tối để di dời những cây,
cành cây gãy đổ sau cơn giông lốc
Tại cuộc họp với các đơn vị sáng 15-6, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan phải chủ động thực hiện và hoàn thành sớm việc thu dọn cành gãy, thân cây đổ, đặc biệt trên địa bàn 3 quận bị thiệt hại nặng là Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Đống Đa. 300 chiến sỹ thuộc Sư đoàn 301 Bộ Tư lệnh Thủ đô và toàn bộ phương tiện xe tải, lực lượng thanh tra GTVT được huy động tăng cường cho 3 địa bàn trên.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu Sở Xây dựng phân loại và có phương án khắc phục đối với cây đánh chuyển, trồng lại, lát lại hè hư hỏng, thiệt hại tại các trường học, nhà dân bị tốc mái, hệ thống điện chiếu sáng… “Kiểm tra thông tin việc trồng cây mới còn để nguyên bọc nilon, làm rõ trách nhiệm của đơn vị thực hiện và đề xuất xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu.