- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu tạm dừng cuộc thi Chinh phục vũ môn
- Chinh phục vũ môn: Sân chơi bổ ích dành cho học sinh tiểu học và THCS
- Tâm thư gửi Bộ trưởng GD-ĐT thắc mắc việc học sinh phải nạp tiền chơi game trong trường học
Sau quyết định tạm dừng Cuộc thi “Chinh phục vũ môn” ngày 10-12 với việc tham gia game online mất tiền thì tuần này phụ huynh có “nick” Le Dung đã gây bão tranh luận khi phản ánh sự mệt mỏi, bức xúc khi con mình tham cuộc đua không “cân sức” với những đứa trẻ 6 tuổi. Với hơn 30 bài toán trong cuộc thi ViOlympic, phụ huynh Le Dung cho biết con mình mất hơn 30 phút để hoàn thành các vòng thi tự do và xếp hạng 147.000 trên cả nước. Hạng nhất thuộc về một thí sinh 6 tuổi khác với thành tích 5 phút 47, một con số “không tưởng” theo nhận định của một chuyên gia Toán học.
Để đạt được mục tiêu thứ hạng trong cuộc thi, nhiều câu chuyện được chia sẻ trên các trang mạng giữa các vị phụ huynh, giáo viên xung quanh các cuộc thi này. Nào là lập tới 28 “nick” để cho con luyện thi, nào là tìm kiếm các đường “link” để “hack” vào phần mềm các vòng thi... Tuần này cũng đang là thời điểm bước vào vòng thi cấp trường ViOlympic. Vậy là dù đang lo đối phó với thi học kỳ I, thầy cô, phụ huynh, học sinh đều vẫn phải dành thời gian ít ỏi còn lại sau giờ học cả ngày ở trường để vượt qua 9 vòng thi tự do, chưa kể 6, 7 vòng ngoài cho các Cuộc thi ViOlympic Vật lý, thi tiếng Anh qua mạng...
Phụ huynh nào cũng muốn con em mình được vui chơi và lại càng đáng khuyến khích hơn khi chơi lại kết hợp được rèn luyện kiến thức bổ ích. Chính vì vậy mà các sân chơi giải Toán, thi tiếng Anh qua mạng rồi các cuộc thi trí tuệ “Trạng nguyên nhỏ tuổi”, “Chinh phục vũ môn”... càng ngày càng lan tỏa trong các trường học.
Tuy nhiên, đặt vào vị trí các con thì không hiểu người lớn có còn thấy vui thích với các cuộc thi này hay không? Không nói thì ai cũng hiểu, mục tiêu giật giải trong các kỳ thi này quan trọng thế nào đối với học sinh khi đây là điều kiện bắt buộc để có được một suất vào trường chuyên, lớp chọn. Các cuộc thi này sẽ chỉ là những sân chơi trí tuệ đơn thuần cho học trò. Nhưng trước mục tiêu, sự áp đặt, can thiệp của người lớn, một lần nữa học sinh lại được đặt lên những cuộc đua tranh đầy áp lực thay vì được vui chơi đúng với lứa tuổi.