"Rồng lửa Thăng Long" khắc chế "bóng ma trên dãy Trường Sơn"

Bộ đội Việt Nam đã áp dùng nhiều biện pháp, từ ngụy trang tới cải tiến vũ khí khí tài để đối phó với AC-130 của quân đội Mỹ, được ví là "bóng ma trên dãy Trường Sơn".

Đường Trường Sơn là một mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ Bắc vào Nam, góp phần chuyển hàng trăm nghìn bộ đội, hàng triệu tấn hàng hóa, vũ khí, phương tiện kỹ thuật vào miền Nam chiến đấu chống Mỹ.
Nhận ra tầm quan trọng đường Trường Sơn đối với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam, trong những năm tháng chiến tranh, Đế quốc Mỹ tìm mọi cách ngăn chặn “dòng chảy hàng hóa, vũ khí” đi qua đó.
Một trong những phương án quân Mỹ gây cho ta nhiều thiệt hại trong thời gian ngắn, đó là, Không quân Mỹ sử dụng máy bay AC-130 – biến thể vũ trang của vận tải cơ C-130.
“Bóng ma trên dãy Trường Sơn”
AC-130 là biến thể cường kích hạng nặng của vận tải cơ C-130 thiết kế để đảm nhiệm vai trò hỗ trợ tấn công đường không tầm gần (hỗ trợ bộ binh mặt đất, hộ tống) và đánh phá tuyến đường giao thông.

AC-130 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-15 cho phép đạt tốc độ bay 480km/h, tầm bay hơn 4.000km, trần bay 9.100m. Biến thể AC-130 sau này còn trang bị thêm pháo 105mm.

AC-130 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-15 cho phép đạt tốc độ bay 480km/h, tầm bay hơn 4.000km, trần bay 9.100m. Biến thể AC-130 sau này còn trang bị thêm pháo 105mm.

Về hỏa lực, AC-130 trang bị 2 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm GAU-2/A (tốc độ bắn 6.000 phát/phút, tầm bắn 1.000m), 2 pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 Vulcan (tốc độ bắn 6.000 phát/phút và 2 pháo 40mm L/60. Đây đều là các loại vũ khí có tốc độ bắn rất cao, sức phá hoại lớn – nhất là đối với xe vận tải không bọc thép.
Với hỏa lực mạnh, lại được màn đêm bảo vệ, những chiếc AC-130 như “bóng ma” lởn vởn trên dãy Trường Sơn. Phát hiện xe vận tải của, chúng ngay lập tức trút mưa đạn đủ kích cỡ vào mục tiêu.

“Rừng che bộ đội”

Với quyết tâm bảo đảm cho nhu cầu ngày càng lớn chiến trường, trong hai năm 1970-1971, Đoàn 559 huy động toàn bộ các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công sử dụng mọi phương tiện cơ giới, thô sơ để mở mới và nâng cấp 6 đường trục dọc Tây Trường Sơn cùng hàng trăm kilomet đường ngang, hàng nghìn kilomet đường vòng tránh qua các trọng điểm bị đánh phá.
Bên cạnh việc thực hiện ngụy trang, nghi binh, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Viện Kỹ thuật Quân sự, Quân chủng Phòng không – Không quân phối hợp với Đoàn 559 cải tiến vũ khí đánh trả AC-130.

Đuổi "bóng ma" khỏi Trường Sơn

Để hỗ trợ đơn vị cáo xạ đánh đêm, Viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu sản xuất thành công pháo sáng TC-70 chỉ thị mục tiêu cho pháo cao xạ.
Ngoài ra, Quân chủng còn đưa thêm pháo cao xạ 37mm bố trí trên các chốt ngay cạnh tuyến đường bảo vệ đoàn xe. Sau này, lực lượng phòng không ở Trường Sơn bổ sung thêm tên lửa phòng không SA-2.
Cùng với việc tăng cường hỏa lực phòng không, Quân chủng đề xuất với Bộ Quốc phòng nghiên cứu trang bị cho máy bay huấn luyện – chiến đấu L-29 máy ngắm hồng ngoại và tên lửa đối không K-13 “săn lùng” AC-130.
Với nhiều biện pháp kết hợp ngụy trang, cải tiến vũ khí, bố trí thêm hỏa lực phòng không tầm thấp tầm trung, bộ đội ta bắn hạ một số máy bay AC-130. Tháng 12/1971, đơn vị pháo 37mm bắn hạ một chiếc AC-130; Tháng 6/1972 lần đầu tiên bộ đội ta sử dụng tên lửa vác vai SA-7 bắn rơi một chiếc AC-130; ngày 29/10/1972, “rồng lửa Thăng Long” SA-2 bắn rơi tại chỗ AC-130.

Xác "bóng ma" C-130 bị "rồng lửa Thăng Long" bắn rơi.

Xác "bóng ma" C-130 bị "rồng lửa Thăng Long" bắn rơi.


Sau những trận đánh này, nỗ lực dùng AC-130 của Mỹ để đánh phá bị vô hiệu hóa hoàn toàn, “bóng ma” lui dần hoạt động về phía Nam đường 9. Các đoàn xe vận tải tiếp tục chạy bon bon cả ngày và đêm, nhanh chóng cung cấp hàng hóa vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam.