Phát triển văn hóa, con người để khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24-11-1946), Hội nghị Văn hóa năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phát triển hơn nữa văn hóa Việt Nam, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước, bước sang một thời kỳ mới, ổn định và phát triển. Trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có cuộc trao đổi cùng báo chí.
Yêu cầu và nội dung của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra ngày 24-11 là khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

Yêu cầu và nội dung của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra ngày 24-11 là khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

Văn hóa là động lực tinh thần của phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, 2021 là năm đất nước có nhiều sự kiện chính trị hết sức quan trọng, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tình hình trong nước, thế giới có những thuận lợi và thách thức đan xen. Đại dịch Covid-19 gây ra những thiệt hại rất lớn, trong đó có ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, đến thời điểm này đã từng bước kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước vào tình trạng “bình thường mới” theo hướng linh hoạt, kiểm soát an toàn, hiệu quả.

Việc tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có mục tiêu xuyên suốt là triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về văn hóa. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các tổ chức Đảng dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Hội nghị này diễn ra vào thời điểm quan trọng, cùng với đó là sự quan tâm lớn của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, nhất là quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về văn hóa, sự quan tâm đó có cơ sở lý luận và thực tiễn bởi các văn kiện của Đảng đều khẳng định phải đặt văn hóa ngang tầm với chính trị và kinh tế, coi văn hóa là động lực tinh thần của sự phát triển.

Quy mô của Hội nghị khá lớn, tính chất toàn quốc, hội nghị được kết nối trực tiếp tới các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đánh giá lại thành tựu, khó khăn và cả yếu kém

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, nội dung trọng tâm xuyên suốt của Hội nghị Văn hóa toàn quốc chính là dẫn luận, hệ thống lại các quan điểm của Đảng, Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, dựa trên đường lối của Đảng, đặc biệt là tinh thần của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề văn hóa, Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng xác định là kim chỉ nam cho hành động. Cùng với đó, chúng ta nhìn lại một cách sâu sắc hơn 35 năm đổi mới, văn hóa đã đạt được thành tựu gì, khó khăn, yếu kém gì, rút ra được những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm gì, để từ đó có nhận thức đúng đắn nhất.

Từ nhận thức có tính chất hệ thống về các quan điểm của Đảng, thực tiễn qua 35 năm đổi mới, dưới góc độ văn hóa thì yêu cầu đặt ra là xác định phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới là gì trên trục xuyên suốt là phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Trọng tâm là khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, đó chính là yêu cầu, nội dung của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Từ nhận thức có tính chất hệ thống về các quan điểm của Đảng, thực tiễn qua 35 năm đổi mới, dưới góc độ văn hóa thì yêu cầu đặt ra là xác định phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới là cái gì trên trục xuyên suốt là phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Trọng tâm là khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, đó chính là yêu cầu, nội dung của hội nghị.

Đội ngũ những người làm nghề, thực hành văn hóa, văn nghệ sĩ hay nói rộng ra là các thế hệ lãnh đạo, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, mong muốn sau hội nghị chúng ta phải nhận thức đúng hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Khi và chỉ khi nhận thức đầy đủ, có hệ thống và nâng tầm nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên thì chúng ta mới có điều kiện thực hành văn hóa đúng đường lối, quan điểm của Đảng, mới không bị đi chệch hướng, mới phát huy được đầy đủ các nội hàm xây dựng nền văn hóa mà chúng ta đang hướng đến là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Đó còn là biết tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong quá trình tiếp biến, chủ động khắc phục những tác động của văn hóa ngoại lai, ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình diễn biến văn hóa mà chúng ta quan ngại.

Xác lập, xây dựng hệ sinh thái văn hóa

Sau hội nghị, chúng ta phải xác định hệ sinh thái văn hóa mà bao trùm xuyên suốt là xây dựng cho được môi trường văn hóa - có thể nói rất rộng nên phải tiếp cận theo hướng chọn việc, chọn điểm, chọn lĩnh vực và phải ưu tiên phát triển văn hóa doanh nghiệp và dân sinh. Khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi doanh nghiệp là trái tim của nền kinh tế thì phải xây dựng môi trường này như thế nào để đảm bảo hàm lượng văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa. Văn hóa bắt đầu từ cơ sở, hình thành từ nghìn năm nay của dân tộc, chúng ta phải biết phát huy giá trị của nó, phải làm thực chất hơn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, từ khu dân cư, cơ quan đơn vị, để đó thực sự là môi trường văn hóa, con người hoạt động trong môi trường văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Sau hội nghị chúng ta thực hành triển khai hệ giá trị con người Việt Nam mà Nghị quyết đã đề ra là con người yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, có khát vọng xây dựng đất nước. Tất nhiên, không thể xây dựng theo hướng chỉ có một số giải pháp mà phải đặt con người trong tổng thể vừa là nhân vật trung tâm, chủ thể xây dựng văn hóa, ngược lại văn hóa hình thành nên phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, con người của thời đại hội nhập, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, đó chính là những điều chúng ta đang kỳ vọng ở hội nghị và sau hội nghị này.