Những kịch bản, phương án an toàn phòng cháy tại Bệnh viện đa khoa Gia Lâm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lường trước những nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra tại bệnh viện, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, số người sinh hoạt, tập trung luôn quá tải và để chủ động các biện pháp an toàn, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - CAH Gia Lâm đã triển khai các phương án, phổ biến kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy cho đội ngũ y tá, bác sỹ để hạn chế tối đa cháy và thiệt hại khi có sự cố cháy xảy ra.
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - CAH Gia Lâm hướng dẫn, tuyên truyền đảm bảo an toàn phòng cháy tại Bệnh viện đa khoa Gia Lâm

Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - CAH Gia Lâm hướng dẫn, tuyên truyền đảm bảo an toàn phòng cháy tại Bệnh viện đa khoa Gia Lâm

Phòng ngừa Covid-19 và đảm bảo an toàn phòng cháy

Theo chỉ huy CAH Gia Lâm, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bên cạnh việc tập trung các nguồn lực để phòng, chống dịch, việc đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tại các cơ sở y tế, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 cũng là hoạt động thiết thực nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho đội ngũ y, bác sỹ và các bệnh nhân tham gia điều trị tập trung.

Xác định nhiệm vụ quan trọng đó, CAH Gia Lâm đã tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tại khu vực điều trị Covid -19 thuộc Bệnh viện đa khoa Gia Lâm.

Bệnh viện đa khoa Gia Lâm là một trong các cơ sở y tế hiện đang thực hiện điều trị cho nhiều ca F0, ngoài ra còn tiếp tục duy trì chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh khác và thực hiện tiêm chủng vaccine phòng ngừa Covid - 19 trên địa bàn huyện.

CAH Gia Lâm đã đánh giá, kiểm tra các điều kiện về thoát nạn, bố trí chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, các khu vực có sử dụng hệ thống cấp khí Oxy, hệ thống chữa cháy tại chỗ, nghiệp vụ tổ chức công tác chữa cháy, sử dụng phương tiện của lực lượng PCCC cơ sở, đồng thời hướng dẫn, tuyên truyền các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC tại bệnh viện và khu vực sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19.

Cùng với tuyên truyền, hướng dẫn lực lượng y tá, bác sỹ, CBNV, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã chủ động tuyên truyền an toàn phòng cháy đến bệnh nhân, thân nhân chăm sóc người bệnh.

Với các nội dung sát thực tiễn như: không tự ý sử dụng điện, sử dụng hệ thống khí Oxy, bình Oxy khi chưa được phép sử dụng của lực lượng chăm sóc Y tế tại chỗ.

Không sử dụng nguồn phát sinh lửa, sinh nhiệt, đun nấu trong phòng, tại nơi điều trị.

Không tự ý sử dụng các phương tiện PCCC, các nút ấn báo cháy khẩn cấp khi không có sự cố cháy, nổ… sẽ gây hoang mang, hoảng loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân đang điều trị.

Nêu cao tinh thần cảnh giác và khuyến cáo mọi người đảm bảo an toàn PCCC.

Khi có cháy thông báo kịp thời cho mọi người biết và cùng tham gia chữa cháy khi có thể và phải đảm bảo việc phòng, ngừa Covid-19; không tập trung xem, tụ tập đông người sẽ dẫn đến nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Khuyến cáo của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH

Việc đảm bảo an toàn phòng cháy đối với các thiết bị điện và máy móc được quy trách nhiệm cụ thể cho từng người.

Theo đó, đối với Ban Quản lý các khu cách ly, bệnh viện điều trị Covid-19 bố trí và thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các ổ cắm, thiết bị điện sử dụng cho các thiết bị tiêu thụ và sinh hoạt của nhân viên, bệnh nhân phải đảm bảo an toàn mới đưa vào hoạt động.

Bố trí khu vực chứa, các đường ống dẫn khí Oxy, bình Oxy đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định, có biển cảnh báo nguy hiểm cháy, nổ.

Trang bị các hệ thống, phương tiện PCCC đảm bảo quy định và phải hoạt động tốt.

Với mục tiêu phòng cháy, chữa cháy là nhanh và kịp thời, hiệu quả, CAH Gia Lâm đã hướng dẫn các cơ sở này thành lập Đội PCCC của khu cách ly, bệnh viện điều trị để khi có sự cố cháy, nổ kịp thời xử lý hiệu quả ngay từ ban đầu.

Đồng thời, xây dựng tình huống cháy giả định và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phương án sơ tán bệnh nhân khi có cháy, nổ xảy ra.

Niêm yết các lối thoát nạn, thoát hiểm, vị trí phương tiện chữa cháy… để dễ dàng thoát hiểm và sử dụng phương tiện chữa cháy.

Trách nhiệm an toàn PCCC là nhiệm vụ không của riêng ai, do đó đội ngũ y tá, bác sỹ ngoài nhiệm vụ chuyên môn thì ca trực, kíp làm nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các ổ cắm điện, thiết bị điện sử dụng cho các thiết bị tiêu thụ đảm bảo an toàn phòng, chống cháy, nổ.

Thường xuyên kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn khi tồn trữ, sử dụng hệ thống máy thở, bình Oxy khí thở. Hướng dẫn, bố trí bệnh nhân, thân thân việc sử dụng điện và các thiết bị tiêu thụ điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt an toàn.

Nêu cao tinh thần cảnh giác và khuyến cáo mọi người đảm bảo an toàn PCCC. Biết sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC được trang bị. Đặc biệt, tham gia thực hành phương án chữa cháy và phương án di chuyển bệnh nhân khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.