- Người thầy của các thế hệ nghệ sĩ chèo đi lên từ nhân vật phụ, vai hề
- Nhà hát Kịch Quân đội lập cú "hattrick" vang dội
- Hồ sơ xét tặng NSND của Minh Vương, Thanh Tuấn chính thức được Hội đồng cấp Nhà nước thông qua
Cùng với màn diễu hành, chương trình còn diễn ra hoạt động giao lưu, biểu diễn và tôn vinh nghệ thuật sân khấu cải lương. Chương trình diễn ra vào tối ngày 13-1-2019 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ với sự tham gia của khoảng 400 nghệ sĩ và nhạc công, từ các thế hệ nghệ sĩ tiền bối như Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Tuấn, Lê Thiện, Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Trường Sơn, Thanh Loan, Hồng Nga… đến các nghệ sĩ trẻ sau này. Đồng thời, chương trình còn có sự xuất hiện của 11 gia tộc cải lương nổi tiếng.

NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn
Soạn giả Hoàng Song Việt, tác giả kịch bản chương trình chia sẻ: "Chúng tôi đã thống nhất sự hình thành và phát triển của sân khấu cải lương không thể tách rời khỏi sự thăng trầm của thời cuộc. Vì vậy, trong kịch bản chúng tôi đưa vào những giai đoạn có dấu ấn mà thời cuộc và sân khấu cải lương gắn liền với nhau. Đó là khi đoàn Kim Thoa diễn vở Lấp sông Gianh (năm 1955), vở thể hiện khát khao của người dân mong đất nước độc lập, không chia cắt. Thứ hai là thời điểm 1978, NSƯT Thanh Nga bị ám sát sau khi diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga".

Nghệ sỹ cải lương Thanh Nga
Tại chương trình, khán giả sẽ còn được thưởng thức phần tham gia biểu diễn 8 trích đoạn của các đơn vị xã hội hóa như công ty dịch vụ giải trí Kim Tử Long, Sen Việt, sân khấu Lê Hoàng, đoàn nghệ sĩ Chí Linh - Vân Hà, đoàn nghệ sĩ Vũ Luân, Thắp sáng niềm tin, đoàn Minh Tơ, đoàn Huỳnh Long và một trích đoạn của nhà hát Trần Hữu Trang.