Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm

ANTD.VN - Đổ mồ hôi đêm là biểu hiện bình thường của cơ thể, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Việc đổ mồ hôi bất thường cũng tiết lộ những vấn đề về sức khỏe.

Không nên bỏ qua dấu hiệu đổ mồ hôi rất thường

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc gây tác dụng phụ làm tăng đổ mồ hôi ban đêm như thuốc chống trầm cảm, với 8-22% người sử dụng có triệu chứng nóng vào ban đêm. Ngoài ra, đổ mồ hôi đêm thường thấy khi sử dụng các loại thuốc tâm thần, thậm chí thuốc hạ sốt acetaminophen và ibuprofen có thể làm cơ thể nóng lên.

Hạ đường huyết 

Đối với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1, việc thức dậy suốt đêm và vã mồ hôi là dấu hiệu cảnh báo đường trong máu thấp, còn gọi là hạ đường huyết. Chứng hạ đường huyết cũng kèm theo dấu hiệu khác như đau đầu và hay gặp ác mộng. Vì vậy, để tránh tình trạng này, bạn nên bổ sung bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. 

Nhiễm trùng kéo dài

Nếu đổ mồ hôi đêm xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý. Chẳng hạn như đổ mồ hôi đêm là một trong những triệu chứng chính của bệnh lao, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến phổi. Chúng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng trong tim (viêm van tim) và viêm tủy xương (viêm xương)…

Một số bệnh ung thư

Đổ mồ hôi đêm mãn tính thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư hạch. Trong trường hợp này, các cơn bốc hỏa gây ra sự khó chịu đến nỗi cơ thể đổ mồ hôi như tắm khiến bạn phải thay đổi quần áo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bất kỳ bệnh ung thư nào cũng sẽ kèm theo các triệu chứng khác, vì vậy hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Mãn kinh

Hầu hết phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh phải chịu đựng các cơn bốc hỏa vào ban đêm. Đổ mồ hôi đêm trong thời kỳ mãn kinh là kết quả của việc thay đổi mức độ estrogen và tác động của vùng dưới đồi, một phần của bộ não điều chỉnh nhiệt độ và các kích thích tố. Mãn kinh làm thay đổi nồng độ estrogen, gia tăng nhiệt độ của cơ thể và khi cơ thể cố gắng hạ nhiệt, vùng dưới đồi mạch máu giãn ra và các tuyến mồ hôi giải phóng mồ hôi. 

Rối loạn nội tiết tố

Đổ mồ hôi đêm kéo dài có thể do các vấn đề khác nhau trong hệ thống nội tiết - một phần của cơ thể sản xuất kích thích tố. Nếu các tuyến nội tiết sản xuất ra quá nhiều hoặc không đủ hormone, như serotonin hoặc estrogen, bạn sẽ thấy cơ thể nóng lên trong khi ngủ. Ngoài ra mồ hôi đêm cũng là một tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều tiết hormone.

Rối loạn giấc ngủ

Các rối loạn ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể dẫn tới đổ mồ hôi vào ban đêm khi chúng xảy ra cùng lúc. Rối loạn phổ biến nhất là chứng ngừng thở tạm thời khi ngủ. Chứng ngừng thở tạm thời cũng kích thích cortisol, hormone stress tự nhiên của cơ thể, nhằm thúc đẩy hô hấp bình thường, dẫn tới sự tăng tiết mồ hôi.

Ở trẻ em, rối loạn giấc ngủ biểu hiện giấc ngủ trằn trọc và đẫm mồ hôi. Đứa trẻ có thể thức dậy với khuôn mặt đỏ bừng và mồ hôi toát ra đầm đìa. Các cơn ác mộng và sự lo lắng cũng có thể gây ra sợ hãi và đổ mồ hôi trong khi ngủ. 

Biểu hiện bình thường của cơ thể

Không phải mọi trường hợp ra mồ hôi đêm có liên quan đến vấn đề sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, ngủ trong căn phòng nóng bức sẽ khiến mồ hôi ra nhiều hơn bình thường. Đây được gọi là hyperhidrosis tự phát (chứng tăng tiết mồ hôi).

Tình trạng này có thể chỉ ảnh hưởng đến một khu vực như cánh tay, nách, chân, mặt hoặc khắp cơ thể. Để phòng tránh việc tăng tiết mồ hôi, bạn nên tránh đồ uống có chứa caffeine và thức ăn cay nóng trước khi đi ngủ và ngủ trong không gian thoáng mát và nhiệt độ thích hợp.