ANTD.VN - “Ai lông gà, lông vịt, tóc rối đổi kẹo đê…ê...” - tiếng rao lanh lảnh giữa trưa hè khiến tôi đang mơ màng ngủ cũng phải bật dậy, ba chân bốn cẳng chạy xuống bếp tìm mớ lông vịt hôm trước tích lại sau khi làm món đãi khách. Vừa ôm chiếc rá rách đựng lông vịt tôi vừa chạy ra cửa réo: “Bà đổi kẹo ơi… ơi…”.
ANTD.VN - Bách hóa tổng hợp từng là niềm tự hào của người Hà Nội trong những năm tháng bao cấp. Tọa lạc ngay khu phố Hàng Bài - Tràng Tiền - Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) của Thủ đô, nơi này được xem là trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Người từ các tỉnh về Hà Nội bao giờ cũng phải ghé Bách hóa tổng hợp, lượn vài vòng tham quan, ngắm hàng hóa đủ các chủng loại, mẫu mã từ tầng 1 lên tầng 2 trong các quầy hàng đèn sáng như sao sa, nhưng rồi cũng chẳng mua được gì vì hầu hết chúng được bán theo tem phiếu...
ANTD.VN - “Đầu ngõ có quán bán hàng/ Quanh năm bán nước trà đen kẹo vừng/ Khách là hàng phố xa gần/ Nghỉ chân điếu thuốc, chuyện gần chuyện xa” - Đấy là hình ảnh mộc mạc thân thương của người Hà Nội sau giờ làm việc hay ngày nghỉ rỗi rãi.
ANTD.VN - Trong những năm tháng thiếu thốn, khó khăn vì đất nước còn chiến tranh, hai miền chia cắt, người Hà Nội vẫn bình thản, thương yêu nhau, sống vô tư, mọi sinh hoạt vẫn êm đềm…
ANTD.VN - Không biết chiếc xe đạp đầu tiên du nhập vào Việt Nam từ năm nào, nhưng lịch sử thế giới ghi nhận sự xuất hiện của xe đạp đã cách đây 200 năm. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, người Hà Nội coi chiếc xe đạp là phương tiện tối ưu trong sinh hoạt hàng ngày. Đi làm, đi học, đi công tác xa, rồi chuyên chở lương thực đến nơi sơ tán trong những năm Mỹ đánh phá miền Bắc… đều dùng đến nó.
ANTD.VN - Dịch bệnh chính là một phép thử của lòng người và cũng là một phép thử đối với bản lĩnh, phẩm chất của người Hà Nội. Thủ đô - trái tim yêu thương của cả nước, đã chứng tỏ niềm kiêu hãnh của người Hà Nội khi vượt qua dịch giã.
ANTD.VN - Văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là văn học nghệ thuật Thủ đô luôn song hành cùng đời sống của nhân dân và đất nước. Bất chấp đại dịch hoành hành, dòng chảy văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội vẫn tuôn trào như khích lệ tinh thần chống dịch của nhân dân.
ANTD.VN - Soi vào lịch sử của thành Thăng Long, trải qua nhiều vương triều, PGS.TS Tống Trung Tín khẳng định, Thăng Long chưa bao giờ “phi chiến địa”. Chỉ có điều, dù trải qua bao cuộc chiến tranh, bao lần bị nhòm ngó, Thăng Long vẫn đứng vững và trường tồn đến ngày nay. Từ đó tạo ra niềm tin chiến thắng của người Hà Nội trong mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn.
ANTD.VN - Nếp sống người Hà Nội từ xa xưa đã mang một phong cách riêng, phong cách thanh lịch, tao nhã, không xô bồ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
ANTD.VN - LTS: Trải qua 4 làn sóng Covid-19, Thủ đô cho thấy một dòng chảy văn hóa không ngừng nghỉ, cho dù người người ở trong nhà, các hoạt động tạm dừng hoặc “đóng băng” trong những lần giãn cách xã hội phòng, chống đại dịch. Đó chính là quãng thời gian cho thấy sự tử tế của người Hà Nội và văn hóa người Hà Nội với cách ứng xử văn minh, chấp hành chỉ thị của các cấp chính quyền và tình người trong cơn hoạn nạn. Khoảng lặng của các đợt giãn cách xã hội cũng là thời điểm văn nghệ sĩ tập trung sáng tác và đã cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật thiết thực, hữu ích.
ANTD.VN - Nhiều người Hà Nội rất cầu kỳ về ẩm thực. Sự cầu kỳ không hàm nghĩa sơn hào hải vị mà món ăn đó phải đúng gu, đúng kiểu. Nói gì thì nói, cứ bước chân ra khỏi Hà Nội, không dễ dàng tìm ra món bún riêu, bún ốc, phở, bánh cuốn… theo đúng nghĩa mà những từ đó gợi lên. Lúc ấy mới thấy thấm thía cái câu “sảy nhà ra thất nghiệp”.
ANTD.VN - Thực ra, khái niệm “người Hà Nội” là trong trắng nhưng sâu xa có đôi nét mơ hồ. Điều trân trọng đáng quý là khi đứng trước cái “chuẩn” mờ ảo này, người ta đều khát khao rồi tự tước đi những dung tục. Nỗi mong muốn trở thành một người Hà Nội là một cố gắng rất thật. Nó phảng phất ở cách ăn cách yêu cách mặc. Người đã ở Hà Nội thật lâu, đi vào đám đông thường không bị lẫn, cho dù văn hóa của người Hà Nội hôm nay bập bềnh nhiều nét của lắng (thiêng liêng) của đọng (phàm tục). Cái phong khí này đâu phải ngẫu nhiên.
ANTD.VN - Hà Nội. Xưa. Là đất hoa. Và cũng là nơi có nhiều người chơi hoa, cây cảnh. Thú chơi tinh tế và tao nhã ấy vẫn duy trì cho đến hôm nay như một nét văn hóa di dưỡng tâm hồn của người Hà Nội.
ANTD.VN - Là nói chuyện những cửa hàng đặc sản thời bao cấp thôi. Lúc ấy đặc sản của người Hà Nội chỉ là thịt bò, thịt gà, chim câu, cá chép, ba ba và rau dưa. Đại khái tất cả những gì không mua được bằng tem phiếu thì ở nhà hàng đặc sản vẫn có.
ANTD.VN - Ta vẫn thường hay nhầm lẫn khái niệm thời trang khác với ăn mặc hàng ngày. Thực ra chỉ là một mà thôi. Chữ “thời trang” nếu đem chiết tự ra cũng vẫn là như vậy. Thế nhưng nếu có ai đó được coi là ăn mặc kém tính thời trang thì vẫn có thể hiểu được. Bởi vì cái gọi là thời trang có khi diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi. Có khi một mùa. Có lúc một tháng. Đôi khi chỉ một tuần…
ANTD.VN - Càng cận Tết, chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội) càng trở nên nhộn nhịp, đông đúc. Người qua, người lại đông như "mắc cửi", chen chúc nhau từng tí một, đông tới mức lấn át hết cả hàng hóa. Lực lượng công an đã phải ứng trực 24/24 để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh đời sống.
ANTD.VN - Khi ai nấy đều hân hoan bên gia đình chuẩn bị chào đón năm mới, thì đâu đó mỗi góc phố, ngả đường vẫn còn không ít những mảnh đời bất hạnh chưa biết không khí tết là gì. Bởi vậy, trong cái lạnh của những đêm cuối năm Hà Nội, có những bạn trẻ đã đi quanh thành phố, sẻ chia những món quà thấm đẫm tình người với hy vọng nhân lên những điều tử tế.