- Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt biểu dương đại biểu các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc |
Lật tẩy một thủ đoạn chống phá trong vấn đề tôn giáo
Việc Đài châu Á tự do (RFA) và Ủy ban Tự do Tôn giáo Mỹ (USCIRF) thường phối hợp “kẻ tung người hứng” nhằm thông tin sai lệch, bóp méo vấn đề tôn giáo tại Việt Nam không còn làm ai ngạc nhiên. Từ nhiều năm nay, mỗi khi USCIRF công bố cái gọi là Báo cáo tự do tôn giáo thường niên, trong đó có phần đề cập tới Việt Nam với những thông tin phiến diện, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, RFA lại chớp lấy, nhấn nhá thêm nếm những bình luận, đánh giá để đẩy vấn đề lên thêm.
Năm 2024 này cũng không phải là ngoại lệ, khi USCIRF ngày 27-9 vừa qua công bố cái gọi là báo cáo mới về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, RFA liền lập tức “hứng” lấy để truyền tài trên các nền tảng truyền thông của mình. Song năm nay những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam như được đẩy lên cấp độ mới, đưa ra những thông tin để “bắn một mũi tên nhằm hai đích”.
Từ nguồn thông tin phiến diện, không khách quan, sai lệc của USCIRF, FRA đã “loa” lên rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sử dụng một số tổ chức cùng nhiều điều luật để “quản lý đời sống tôn giáo” và “kiểm soát tôn giáo” của người Việt. Đi xa hơn, USCIRF, FRA còn đưa ra cáo buộc vô căn cứ rằng, Việt Nam “sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để giám sát, đe dọa và thậm chí là xóa sổ các tổ chức tôn giáo gốc và độc lập khác”.
Ai cũng có thể thấy ngay rằng, với những nỗ lực liên tục của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tình hình đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng, số lượng chức sắc, người theo đạo, cơ sở thờ tự ngày càng tăng. Theo khảo sát của Viện Diễn đàn Pew (Mỹ), Việt Nam thuộc nhóm 12 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có mức độ đa dạng tôn giáo rất cao.
Thống kê cho thấy, chính quyền đến nay đã công nhận 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với trên 27,2 triệu người có đạo, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 148 nghìn chức việc, 29.718 cơ sở thờ tự. Số lượng chức sắc, chức việc trong tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong tổ chức Giáo hội, là người thụ hưởng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo… Bên cạnh đó, hàng năm có trên 8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo, với hàng vạn người theo đạo tham gia. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ năm 2018-2021, đã cấp phép xuất bản 2.027 ấn phẩm với trên 7 triệu bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động.
Có thể khẳng định, chưa bao giờ các tôn giáo tại Việt Nam có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay. Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Từ năm 2011 đến nay, hàng nghìn lượt cá nhân tôn giáo đã xuất cảnh tham gia khóa đào tạo ở nước ngoài, tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan đến tôn giáo. Đồng thời, gần 500 đoàn nước ngoài, với hơn 3.000 lượt người vào Việt Nam để trao đổi, giao lưu, hướng dẫn tại cơ sở thờ tự, tham dự các sự kiện tôn giáo do các tổ chức tôn giáo Việt Nam tổ chức như: 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak; Lễ hội của Công giáo, Tin Lành như: Đại hội đồng Giám mục Á châu; Lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam…
Đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc
Thế nhưng, vẫn cố tình bỏ qua thực tế rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đã ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật đáp ứng nhu cầu tín ngương, tôn giáo chính đáng của nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo để xây dựng và phát triển đất nước. Trái lại, lại có người toan tính dùng chính sự đa dạng về tôn giáo ở nước ta để nhằm dụng ý xấu chia rẽ khối đoàn kết tôn giáo tại Việt Nam mà cáo buộc vô căn cứ, Việt Nam “sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để giám sát, đe dọa và thậm chí là xóa sổ các tổ chức tôn giáo gốc và độc lập khác” mới đây là một minh chứng.
Điều này cho thấy rằng, kích động mâu thuẫn, gây xung đột về tôn giáo là những thủ đoạn được các thế lực thiếu thiện chí, chống phá, thù địch sử dụng nhằm chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, khối đoàn kết tôn giáo hòng gây mất ổn định trật tự xã hội, hòng làm suy yếu đất nước ta. Thực tế này đòi hỏi các tổ chức tôn giáo cũng như mọi người dân trong xã hội phải luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác để không bị lôi kéo vào các hoạt động phi pháp, gây tổn hại đến khối đoàn kết tôn giáo và đại đoàn kết dân tộc.
Ðảng và Nhà nước ta luôn chú trọng giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, huy động nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước, phục vụ lợi ích của nhân dân. Chúng ra luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo quy định của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016 và phù hợp với giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Các tôn giáo luôn được tôn trọng và đảm bảo bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Ðiều 3, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân; Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Trên thực tế, các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức tôn giáo và đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo ở Việt Nam đều gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là chung tay với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong công tác an sinh xã hội, chung sức, đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo đã có những đóng góp to lớn, đồng hành với dân tộc trong xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Thực tiễn đời sống tôn giáo phong phú, đa dạng chính là sự khẳng định về đoàn kết tôn giáo tại nước ta cũng như khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc.