Đón chào ngày mới  7-8-2010

(ANTĐ) - Tai nạn nghiêm trọng xảy ra sáng qua tại Duy Tiên, Hà Nam đã được ngành đường sắt Việt Nam khắc phục với tinh thần hết sức khẩn trương, kết quả là lúc 17h, sau 9 tiếng bị lật tàu, tuyến đường sắt Bắc-Nam đã thông trở lại. Do đó, các chuyến tàu của ngày 6-8 chỉ phải chạy chậm hơn dự kiến một tiếng đồng hồ. May mắn là hành khách không ai bị thiệt mạng nhưng ngành đường sắt thiệt hại nặng về vật chất, người lái tàu Trương Xuân Thức cũng bị đa chấn thương nặng.

Đón chào ngày mới  7-8-2010

(ANTĐ) - Tai nạn nghiêm trọng xảy ra sáng qua tại Duy Tiên, Hà Nam đã được ngành đường sắt Việt Nam khắc phục với tinh thần hết sức khẩn trương, kết quả là lúc 17h, sau 9 tiếng bị lật tàu, tuyến đường sắt Bắc-Nam đã thông trở lại. Do đó, các chuyến tàu của ngày 6-8 chỉ phải chạy chậm hơn dự kiến một tiếng đồng hồ. May mắn là hành khách không ai bị thiệt mạng nhưng ngành đường sắt thiệt hại nặng về vật chất, người lái tàu Trương Xuân Thức cũng bị đa chấn thương nặng.

Nụ cười trẻ thơ
Nụ cười trẻ thơ

Điều đáng nói là tai nạn xảy ra đúng địa điểm là đường ngang dân sinh cắt với đường sắt, một kiểu tai nạn rất điển hình trong thời gian gần đây. Theo đó, phát hiện ôtô chở cát đá đang vượt qua đường sắt, lái tàu của đoàn tàu khách Thống Nhất TN6 từ Phủ Lý về Hà Nội đã kéo còi cảnh báo liên tục và phanh gấp, nhưng đã quá muộn: Tàu đẩy ôtô trên một đoạn đường trên 50m trước khi đầu máy lật khỏi đường sắt, đổ sang bên phải, 2 toa khác bị lật nghiêng, 11 toa xe chở khoảng 300 hành khách may mắn vẫn còn nằm trên đường ray.

Sau khi gây tai nạn, lái xe ôtô đã bỏ trốn. Rõ ràng, người lái xe này đã nghe tiếng còi tàu báo hiệu nhưng vẫn phớt lờ cảnh báo và cố vượt qua. Với những người điều khiển phương tiện cố tình vi phạm, bất chấp hậu quả như vậy cần phải có biện pháp xử lý mạnh tay để răn đe. Nhưng có lẽ thế vẫn chưa đủ, các cơ quan quản lý cần phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp nào đó, không để tai nạn đường sắt tại những đoạn đường dân sinh trở thành “căn bệnh mạn tính hết thuốc chữa”.

Bạn đọc thân mến,

Một hội nghị có cái tên khá lạ “Hài hước ở ASEAN” vừa khép lại tại Bangkok, Thái Lan với sự tham dự của học giả nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hóa ra, nước nào cũng vậy, hài hước được coi tài sản văn hóa, giúp san lấp khoảng cách, đưa con người đến gần với nhau hơn. Mặt khác, trong đời sống hiện đại, con người ta ngày càng chịu áp lực và việc tìm đến những liệu pháp để giải tỏa tâm lý, làm phong phú thêm đời sống tinh thần ngày càng được chú trọng.

Nụ cười là nhu cầu vĩnh cửu của con người. Hãy để ý mà xem, trẻ con mới ra đời, tuần lễ đầu tiên đã biết nhếch mép cười, dân gian ta gọi là “bà mụ dạy cười”. Lên một, lên hai, bọn trẻ vừa khóc nhưng lại có thể toét miệng cười được ngay. Thế nhưng, hình như càng già dặn hơn, trẻ em càng ít cười hơn, cả người lớn cũng vậy. Dân gian ta lại có câu: “Tiếng cười là mười thang thuốc bổ”, bởi cười cho ta sức khỏe tốt, một tinh thần lạc quan, yêu đời, cười để cảm nhận sự an lạc trong nội tâm, cũng là để mọi người cởi mở, bao dung với nhau hơn. Có một thống kê cho thấy, trẻ em cười 400 lần một ngày, còn người lớn trung bình cười khoảng 15 lần. Vậy mỗi ngày bạn có thực hiện đủ 15 lần đó không? Nếu không, đừng nên tiết kiệm nụ cười, kẻo có khi bạn phải theo học những lớp “yoga cười” như phong trào của rất nhiều công dân hiện đại trên thế giới.

Chúc bạn đọc những ngày cuối tuần hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười! 

 ANTĐ